Giáo dục mầm non là một lĩnh vực khó, đòi hỏi các các cô giáo cần có chuyên môn nghiệp vụ, các kĩ năng ứng xử và một tâm lí vững vàng tránh được áp lực rất lớn mà công việc mang lại. Tuy nhiên, trong công việc hàng ngày, các cô giáo vẫn không thể tránh xảy ra một số sai lầm trong ứng xử do gặp những khó khăn lớn sau đây:
Nguyên nhân dẫn đến cô giáo dễ mắc sai lầm trong giáo dục mầm non
Công việc rất nhiều
Một ngày làm việc của giáo viên mầm non bắt đầu từ khi sáng sớm và kết thúc vào lúc tối muộn. các cô phải làm rất nhiều việc từ đón trẻ, dạy các kĩ năng hát, múa, chơi cùng trẻ, cho trẻ ăn, cho trẻ ngủ, dọn dẹp,… về nhà các cô lại phải thức khuya để soạn giáo án chuẩn bị ngày mai lên lớp.
Rất dễ bị stress
Công việc căng thẳng cộng với áp lực từ phía phụ huynh học sinh, nhà trường dẫn đến họ rất dễ bị stress. Người giáo viên là người chịu trách nhiệm trước phụ huynh, trước ban giám hiệu nhà trường về sự phát triển của trẻ nhỏ. Nhiều sự việc ngoài ý muốn xảy ra, nhiều trách nhiệm đổ lên đầu dễ khiến họ bị stress trong cuộc sống.
Rất dễ xảy ra bạo lực mầm non với trẻ em
Trong công việc hàng ngày của họ, học sinh do còn nhỏ nên chúng thường thể hiện tính cách một cách tự nhiên và bản năng nhất. chúng hiếu động, hay hờn dỗi, đôi khi không chịu nghe lời. và rất nhiều giáo viên do quá căng thẳng đã dùng bạo lực để trấn áp biểu hiện này. Việc này gây ảnh hưởng xấu đối với tâm lí trẻ nhỏ và bị xã hội lên án rất gay gắt.
Để tránh mắc phải những sai lầm không đáng có, chúng tôi đưa ra một số bí quyết giúp các cô giáo sau đây:
Bí quyết 1: Trau dồi kĩ năng sư phạm mầm non một cách bài bản
Để có thể đứng lớp và hoàn thành tốt công việc thì người giáo viên mầm non cần phải được đào tạo bài bản về chuyên môn và kỹ năng sư phạm mầm non.có khá nhiều trường hợp giáo viên mầm non xuất thân từ ngành nghề khác, không có chuyên môn mầm non, tự mở các mô hình trông trẻ tại nhà, hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm chứ không có kiến thức chuyên môn.
Đa phần các trường hợp bạo lực mầm non xảy ra ở các giáo viên chưa qua đào tạo. trong trường sư phạm các cô sẽ được đào tạo kiến thức, kĩ năng và cách kiềm chế cảm xúc, tu dưỡng đạo đức trong công việc.
Bí quyết 2: Đạo đức nghề nghiệp đặt lên hàng đầu.
Phải đặt đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu. Nên gạt bỏ suy nghỉ tiêu cực, những áp lực công việc và vấn đề tiền lương cao thấp không tương xứng với khối lượng công việc. Cần làm công việc này với tầm lòng yêu nghề, yêu trẻ em.
Bí quyết 3: Coi trẻ thơ như con em của mình
Có thể nói tình yêu đối với trẻ thơ là động lực lớn nhất để người giáo viên mầm non hoàn thành công việc của mình. Hãy nhìn và đối xử, yêu thương học sinh như con em của mình, chăm sóc và nâng niu các bé. Khi làm như thế, các giáo viên sẽ có được tình yêu của trẻ nhỏ, mọi hành động của cô giáo sẽ trở nên mẫu mực hơn, tránh được các tình huống tiêu cực xảy ra trên lớp.
Bí quyết 4: Dành thời gian nghỉ ngơi
Nên dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân để tái tạo năng lượng. Với những công việc nhiều thời gian và áp lực như giáo viên mầm non thì việc sắp xếp thời gian cho bản thân cũng khá khó khăn. Tuy nhiên hãy dành thời gian để thư giãn đầu óc, tập thể dục và đi du lịch. Những hoạt động đó sẽ giúp tinh thần thoải mái và giải tỏa được căng thẳng, tái tạo lại năng lượng để hoạt động.
Mong rằng với những bí quyết trên đây sẽ giúp các cô giáo mầm non vượt qua những khó khăn nghề nghiệp để tiếp tục cống hiến, góp phần nuôi dưỡng các mầm non tương lai của đất nước.
[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc]