Nắm vững 5 nhân tố phát triển tư duy hiệu quả, cha mẹ có thể giúp đỡ con cái mình học tập hiệu quả hơn, có nhiều ý tưởng hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn và củng cố kỹ năng tư duy vượt trội.
1. Tìm hiểu vấn đề thấu đáo
Tìm hiểu vấn đề thấu đáo được hiểu là việc tóm tắt vấn đề một cách ngắn gọn mà vẫn đảm bảo đầy đủ ý quan trọng, tiến hành đưa ra phân tích một cách khách quan, đa chiều từ tổng quát tới chi tiết. Đồng thời, nhắc tới tìm hiểu vấn đề một cách thấu đáo, chúng ta mặc định việc tìm hiểu phải diễn ra theo trình tự, tránh việc nhảy cóc, cắt bớt giai đoạn, tránh dễ tìm khó.
Để xây dựng thói quen tìm hiểu vấn đề thấu đáo, chúng ta cần rèn luyện tính cẩn thận, sự tập trung, tuyệt đối đừng cố đâm đầu vào các vấn đề phức tạp ngay từ bước đầu đó là:
• Với bất cứ sự việc hay bài toán nào, điều cần làm trước tiên, chính là dành thời gian đọc, tìm ra các ý chính, và yêu cầu của vấn đề.
• Sau đó vạch ra các ý triển khai để giải quyết cho câu hỏi đặt ra.
• Với các vấn đề cho thấy lỗ hổng trong kiến thức, cha mẹ nên hướng dẫn các con tập trung, rèn luyện lại các kiến thức đó.
• Với các chủ đề đã quen thuộc, cha mẹ hãy cố gắng đặt ra các câu hỏi sâu hơn xoay quanh vấn đề đó để con khắc sâu kiến thức đồng thời mở rộng tầm hiểu biết của bản thân.
2. Mắc sai lầm
Thất bại là mẹ thành công. Chúng ta học được nhiều bài học xương máu từ trong thất bại hơn là trong thành công. Và điều này không là ngoại lệ với bất cứ ai, kể cả với các em nhỏ. Trong thất bại, chúng ta có thể nhìn nhận được những sai lầm mắc phải, những cơ hội đã bị bỏ qua và lỗ hổng kiến thức. Do đó, việc chấp nhận sai lầm và chủ động nhìn lại thất bại sẽ là bước đệm vững chắc cho quá trình phát triển tư duy của trẻ.
Tuy nhiên, việc các em cần làm, không phải là liên tục tự mắc sai lầm. Điều này không giúp các bạn nhỏ phát triển tốt hơn, đôi khi, chúng còn làm trẻ trở nên ẩu, đoảng và không biết trân trọng các cơ hội đang có.
Một cách tốt nhất để việc mắc sai lầm trở thành điều đúng đắn và đáng được khích lệ chính là:
• Sau mỗi sai lầm, các em cần nghiêm túc phân tích, nhìn nhận và tìm ra những điều mình chưa làm được, chưa nắm vững, chưa tận dụng triệt để.
• Sau khi đã hiểu rõ những lỗi sai mắc phải, các em nên tiến hành giải quyết vấn đề lại một lần nữa để khắc sâu hơn, đồng thời tự bản thân sẽ nhận thức rõ được việc rút kinh nghiệm của bản thân có tầm quan trọng như thế nào.
3. Đặt câu hỏi
Hãy luôn đặt bản thân trong trạng thái tò mò, ham muốn hiểu rõ tất cả mọi thứ. Chính điều này sẽ thúc đẩy các em luôn tự đặt ra các câu hỏi cho bản thân và mọi người xung quanh.
• Việc thường xuyên đặt và giải đáp các câu hỏi sẽ làm tăng nhanh khả năng tư duy logic và tư duy sáng tạo ở trẻ.
• Việc đặt câu hỏi cũng cần phải đúng. Đúng ở đây được hiểu là đúng chủ đề, đúng ngữ cảnh và đúng đối tượng.
• Việc đặt câu hỏi vô tội vạ, không liên quan tới các vấn đề hiện có, lan man chỉ làm các em mất thời gian, lâu dần sẽ tạo thói quen không tập trung ở trẻ.
4. Đi theo dòng ý tưởng
Ý tưởng luôn là một mạch, có điểm bắt đầu và rất khó để tìm thấy điểm kết thúc. Hiểu được nguyên lý này, khi tìm hiểu các vấn đề, các em nên tìm hiểu theo mạch, theo dòng ý tưởng.
• Các ý tưởng nhỏ khi liên kết lại có thể làm nảy sinh một ý tưởng lớn, thú vị và khả thi.
• Đừng ngại việc luôn mang theo một cuốn sổ nhỏ và 1 cây bút trong túi xách, hãy lôi chúng ra và ghi chép mỗi khi chiếc đầu nhỏ của chúng ta nảy sinh bất kỳ ý tưởng nào đó.
• Hãy đọc lại hết những gì các em ghi lại, các em sẽ nhận thấy, thực ra bộ não chúng ta luôn vận động theo một nét riêng và một tính logic rất cá nhân.
• Các em sẽ không thể ngờ được mình tìm thấy gì qua việc xâu chuỗi các ý tưởng nhỏ hàng ngày lại với nhau nếu không chịu khó ghi chép và tìm hiểu chúng theo một mạch đâu.
5. Sự thay đổi
Sau khi làm quen và duy trì rèn luyện với 4 nhân tố phát triển tư duy hiệu quả trên, các em cần “sự thay đổi” để kích thích quá trình phát triển tư duy trở nên mạnh mẽ, hiệu quả hơn. Sự thay đổi được hiểu là thay đổi về môi trường sống, môi trường học tập ….và nói một cách tổng quát, chính là thường xuyên thay đổi môi trường xung quanh, nơi diễn ra các hoạt động sống, học tập của trẻ.
Điều dễ nhận thấy, nếu cha mẹ để các con phát huy tối đa khả năng trong một môi trường duy nhất, trẻ chỉ có khả năng cao nhất, đó là thành người giỏi nhất của một môi trường đó trong khi cuộc sống luôn thay đổi và vận hành liên tục. Do đó, điều cần thiết là cha mẹ nên tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với nhiều môi trường sống và học tập, gặp gỡ nhiều bạn bè, con người khác nhau để tăng tính cọ xát và phát triển ở trẻ.
6. Có phương pháp giáo dục phù hợp
Dạy dỗ con cái không phải là một công việc đơn giản và cha mẹ rất cần có một phương pháp giáo dục phù hợp để con có thể trưởng thành theo hướng tích cực và phát triển đầy đủ nhất.
Bên cạnh việc tự mình dạy con và cho con đi học ở trường, cha mẹ cũng có thể cho các con theo học tại các trung tâm giáo dục rèn luyện tư duy uy tín để đảm bảo trẻ được phát triển đầy đủ các kỹ năng và luôn được giảng dạy bởi một đội ngũ và bài giảng chất lượng nhất.