Tổ chức, sắp xếp lớp học của bạn đúng cách có thể giúp bạn duy trì và cải thiện sự tập trung của học sinh. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về một số cách thú vị và độc đáo để tổ chức lớp học của bạn.
Khi hầu hết các giáo viên nghĩ về cách bố trí lớp học ”theo chuẩn”, họ tưởng tượng ra một loạt các hàng và dãy, với bàn của giáo viên ở trên cùng. Mặc dù cách bố trí này đã được sử dụng trong nhiều năm và khá lý tưởng cho các bài giảng và thuyết trình, nó vẫn chưa phải là mô hình hiệu quả nhất khi nói đến việc thu hút học sinh. Ví dụ, những bàn phía sau có thể giúp cho một vài học sinh có nơi để ”ẩn nấp” và bị phân tâm. Tương tự, học sinh gần phía trước lớp học lại nhận được quá nhiều sự chú ý của giáo viên.
Nếu bạn là giáo viên muốn cải thiện và duy trì sự tập trung của học sinh. Thì không còn nơi nào tốt hơn để bắt đầu bằng việc sắp xếp cơ sở vật chất trong lớp của bạn. Trong bài viết “Ảnh hưởng của môi trường lớp học đến việc học tập của học sinh”, Ryan Hannah đã lập luận rằng “Một trong những khu vực ảnh hưởng đầu tiên có tác động đáng kể đến thành công của học sinh là môi trường vật chất của lớp học”.
Một lớp học được bố trí hiệu quả có thể:
• Tạo điều kiện cho sự trao đổi giữa các học sinh.
• Thúc đẩy sự tham gia của học sinh
• Dẫn đến sự tham gia của học sinh được cải thiện toàn diện.
Dưới đây là một số thông tin về một vài cách sắp xếp độc đáo dành cho tất cả các mô lớp học.
Cách bố trí kiểu bàn ghép đôi
Một biến thể gần gũi của cách bố trí lớp học truyền thống là mô hình bàn ghép đôi ít cứng nhắc hơn và tạo ra một kiểu mới linh hoạt, thú vị giúp dễ dàng thu hút học sinh hơn. Việc sử dụng lớp học tiêu chuẩn theo hàng và dãy theo hướng dẫn, sắp xếp bàn học sinh theo 2 nhóm. Bạn sẽ có thể tự do sáng tạo nếu thiết lập phòng của mình để không có khoảng trống giữa các bàn, nơi bị chiếm quá nhiều không gian trong lớp. Hãy thử thay đổi số lượng bàn của mỗi hàng, và điều chỉnh tổng số dãy.
Bố cục này lý tưởng cho các buổi thảo luận của lớp và nhóm, cung cấp cho học sinh xây dựng hợp tác khi làm việc nhóm. Có một người bạn ngồi cùng cũng giúp học sinh đỡ cảm thấy bị cô lập và khuyến khích sự tham gia thường xuyên hơn
Một báo động xuất phát từ các hành vi và kỷ luật của học sinh, vì học sinh có thể thấy mình dễ bị mê hoặc hơn khi nói chuyện với các bạn trong giờ học. Bạn cũng cần lưu ý rằng việc gian lận trong thi cử cũng dễ dàng hơn, vì vậy hãy chắc chắn quan sát kỹ bất cứ hành động nào không trung thực trong học tập.
Cách bố trí kiểu hình móng ngựa
Hay còn được biết đến là kiểu bố trí hình chữ U. Kiểu bố trí này liên quan đến việc xắp xếp các bàn theo hình bán nguyệt vòng quanh lớp, với mỗi học sinh đều hướng về trung tâm. Mục đích ở đây là để bỏ đi các hàng phía sau và đưa tất cả các học sinh học sinh ngang hàng.
Trong trường hợp không có nơi giấu mình thuận tiện, học sinh có thể cảm thấy bắt buộc phải tham gia, dẫn đến nhiều đóng góp hơn từ những học sinh nhút nhát hay thích ở phía sau. Sự bình đẳng, trực diện của kiểu sắp xếp hình móng ngựa này củng cố quan niệm rằng tất cả học sinh (cũng như theo quan điểm của chúng) đều có giá trị như nhau và dễ dàng cho bạn trở thành giáo viên để quản lý các cuộc thảo luận.
Nếu cách sắp xếp này có khuyết điểm, thì đó là quá tập trung vào thảo luận nhóm. Mô hình này gây khó khăn cho học sinh khi làm việc theo nhóm nhỏ, vì vậy các buổi học theo hoạt động khác sẽ không dễ dàng thực hiện được. Kiểu sắp xếp hình móng ngựa phù hợp với lớp có kích cỡ nhỏ và trung bình. Nhưng mô hình này khó có thể sắp xếp được với lớp đông, vì có thể không đủ chỗ để đặt tất cả bàn ghế lại thành một vòng tròn.
Cách bố trí theo cụm
Nếu như cách bố trí móng ngựa gây khó khăn cho việc tham gia vào các cuộc thảo luận hoặc dự án nhóm nhỏ, thì mô hình theo cụm sẽ là giải pháp. Với cách sắp xếp này, học sinh sẽ được ngồi theo các ô vuông được chụm lại từ 4 bàn xung quanh lớp, giúp phù hợp với quy mô lớp học và không gian lớp lớn.
Cô Mar Wade của Edutopia đã nhấn mạnh rằng các lớp học hiện đại đều được chia thành các “khu vực” được tạo ra, hoặc các khu vực được thiết kế dựa vào mục đích cụ thể của lớp học. Cũng theo đó, cách bố trí theo cụm cung cấp cho mỗi đứa trẻ một khu vực học tập cá nhân, từ đó giúp thu hút trẻ tham gia học tập.
Việc sắp xếp theo cụm không những thúc đẩy các nhóm nhỏ, mà còn biến cuộc thảo luận của cả lớp thành một nhiệm vụ đơn giản. Tương tự như vậy, những học sinh hay rụt rè mà thường cảm thấy sợ hãi bởi các cuộc thảo luận trong nhóm lớn sẽ có thể thấy thoải mái chia sẻ quan điểm của chúng với số lượng các bạn ít hơn.
Cách bố trí kiểu sân vận động
Một cách kết hợp giữa mô hình móng ngựa và cụm. Cách bố trí kiểu sân vận trộng sắp xếp học sinh theo nhóm, với tất cả các bàn hướng về phía trước của phòng học. Kích thước lý tưởng của mỗi nhóm là khoảng 3 học sinh, và mỗi nhóm nên đặt bàn học theo đường chéo về phía giữa phòng. Nhìn từ trên xuống, các bàn sẽ được hình thành hơi giống dạng chữ “V”.
Mục đích của các bố trí kiểu sân vận động này là cung cấp cho học sinh cả hai mô hình tốt nhất mà không có bất kỳ một nhược điểm nào. Học sinh được sắp xếp chỗ trong các nhóm được tạo sẵn cho các buổi học mới là, nhưng việc thảo luận của cá lớp vẫn thuận tiện. Hình dạng độc đáo của mô hình này cũng đủ để thu hút sự chú ý của học sinh và việc duy trì sự tập trung của chúng cũng dễ dàng hơn. Mặc dù mô hình này vẫn có một hàng bàn ở phía sau, nhưng học sinh khó “trốn” hơn nhiều vì những người ngồi xa giáo viên nhất cũng đang ngồi giữa phòng, nơi chúng dễ dàng bị nhìn thấy.
Lựa chọn cách bố trí phù hợp lớp học của bạn
Cuối cùng, không có một cách sắp xếp nào là hoàn hảo: Bố cục lý tưởng sẽ là một bố cục phù hợp nhất cho lớp học của riêng bạn. Hãy thử nghiệm với nhiều các bố trí đa dạng như khi bạn cố gắng có được ý tưởng về một kiểu phù hợp nhất, và đừng ngại đặt ra những ý tưởng của riêng bạn với những ý tưởng được đề cập ở trên.