Làm Sao Để Trẻ Mầm Non Không Còn Sợ Đến Trường

Nhiều phụ huynh ngày nay rất lo lắng cho con trong tuổi đến trường, và chú trọng chọn trường này trường kia để mong trẻ có được môi trường học tập thật hiệu quả, và thật an toàn, để tiếp nối cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Nhiều đứa trẻ sinh ra đã nhút nhát, lại phải tham gia các lớp học của trường mầm non là điều khiến phụ huynh lo lắng, không biết trẻ có thực sự học tập được trong một môi trường xa lạ, rời xa vòng tay bố mẹ hay không? Trong khi nhiều bạn học cùng trang lứa đã có thể thích nghi với lớp học, có thêm nhiều bạn bè cùng chơi đùa thì con mình lại không thể nói chuyện hay chơi đùa bình thường, chỉ sợ hãi ngồi một chỗ, gặp phải tình trạng như vậy phụ huynh sẽ giải quyết như thế nào, trẻ có dấu hiệu “ ám ảnh trường học” thì làm sao có thể hòa nhập được với các bạn.

1.Làm Sao Để Trẻ Mầm Non Không Còn Sợ Đến Trường

Để khắc phục điều này, trước khi cho trẻ tham gia các lớp học, cha mẹ cần tập cho con quen với môi trường lớp học khi có bố mẹ, chuẩn bị cho con một tâm lý thật tốt, vậy mới đúng là cha mẹ trong thời kỳ  công nghệ hiện đại, là những ông bố bà mẹ thông thái trong cách dạy con. Ngoài cách bố mẹ nói trước cho con hiểu về thế nào là trường lớp, các hoạt động tham gia cùng các bạn và cô giáo khi không có cha mẹ, và đặt cho bé niềm tin vào lớp học, thì phụ huynh hoàn toàn có thể cho con đến tận trường học, theo dõi các bạn đang học và làm quen dần với môi trường để trẻ không bị sốc hay quá bỡ ngỡ. thêm vào nữa, các câu chuyện thú vị về trường học tạo thêm hứng thú cho con không phải là ý kiến tồi. Nhiều phụ huynh hay dọa con “ Con hư mẹ sẽ bắt con đến trường “ tạo những điều không tốt về trường học với con. Ba mẹ cũng cần chuẩn bị tốt cho con hành lý tham gia vào lớp học bán trú tai trường để con thêm tự tin, tuy buổi ban đầu còn rụt rè và khóc lóc nhưng không sao, cha mẹ nên động viên để trẻ sẽ dần quen với môi trường, và tin tưởng vào cô giáo trong trường mầm non. Chỉ cần con có thể đến trường học tập mà không hề khóc lóc hay khó khăn, để trẻ tự tin học tập thì việc nhỏ nhặt thì phụ huynh chú ý thực hiện để trẻ được cảm thấy thoải mái khi tham gia lớp học tại trung tâm. Là một người cha người mẹ chú tâm, thì có thể chú ý đến giờ giấc sinh hoạt tại trường và cùng con tập quen giờ giấc đó tại nhà. Việc của trẻ trong giai đoạn này là phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần, chính vì thế mà dinh dưỡng của trẻ tại các trường tiểu học cũng nên chú ý. Khi ở nhà bé được mẹ cho ăn cháo với các chất dinh dưỡng như xơ từ rau, và đạm từ thịt và cá lại được xay nhuyễn đã quen, và khi đi lớp cháo không được xay nhuyễn khiến trẻ cảm thấy không quen miệng và dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu hụt chất nếu như không chú ý quan sát trẻ. Một câu hù dọa của phụ huynh  liên quan đến trường học dù là nhỏ nhất cũng đủ khiến bé có thêm ác cảm về trường học mà thôi, nên tránh những câu nói “ Nếu con không ngoan, mẹ sẽ cho con đến trường” hay “ Con hư mẹ sẽ kêu cô giáo đến”, thay vào đó bạn có thể khen con vài câu khi con kể câu chuyện hay đơn giản đọc cho bạn nghe một bài thơ được học tại trường.

2.Nguyên nhân các bé sợ đến trường

Việc học tại trường mầm non thực sự là quá trình trưởng thành rất quan trọng với trẻ nhỏ, vì thế ba mẹ cần luôn theo sát con mình từng bước đi, để khi con đã quen dần với trường lớp, với cô giáo và bạn bè thì bạn có thể yên tâm giao con. Hãy nhớ bạn không chỉ là cha mẹ mà còn là người bạn của trẻ trong mọi hoàn cảnh, vì thế bạn có thể cùng con của mình tham quan tất cả khu vực chung hoặc khu vui chơi, rồi từ từ tiến vào không gian lớp học cùng con của mình. Trò chuyện cùng với cô giáo và cho trẻ thỏa thích chơi đùa cùng các bạn trong lớp chứ không gò ép con phải như thế này như thế kia. Rồi khi trẻ đã quen khi một hai lần thăm lớp thì bạn có thể đến cùng trẻ nhưng từ xa quan sát trẻ, rồi đến sau một tuần bạn có thể nhờ cô giáo trông lớp trông bé và nói rằng mình có việc bận cần đi, đến lúc này niềm tin tưởng của bé vào cô giáo trông lớp đã nhiều hơn, chính vì thế mà bạn có thể ra góc khuất của lớp và quan sát trạng thái của trẻ khi bạn đi một thời gian. Thời gian mẹ không có ở đó, cô giáo có thể tiến gần đến và làm quen trò chuyện với bé khi nhiều lần có mẹ ở đó. Chuyên gia tâm lý nghiên cứu quá trình phát triển của trẻ  Chung Vĩnh Cao có thể đưa ra khẳng định, sự thích nghi với môi trường khác nhau ở mỗi trẻ là không giống nhau và tùy thuộc vào thể chất và khí chất của từng bé. Và có thể nhắc đến rằng, những đứa trẻ có tính hoạt bát, vui vẻ thì sẽ thích ứng nhanh hơn với lớp học hơn là những em ít nói,  thụ động, thích những hoạt động sinh hoạt bình thường, và ở những đứa trẻ như vậy , cha mẹ càng cần phải chú trọng trong việc chuẩn bị tâm lý trước khi cho trẻ tham gia lớp học. Không có một đứa trẻ nào khi tham gia lớp mẫu giáo lại không có tâm lý sợ sệt ngại phải làm quen với môi trường mới, ngại phải tiếp xúc với nhiều người xa lạ mà lại không có bố mẹ cùng theo. Vì thế mà bố mẹ nên thay đổi nếp sống và môi trường tiếp xúc của trẻ, như đặt trẻ trong nhiều hoàn cảnh tiếp xúc với nhiều người, mà không phải người thân. Chuẩn bị cho trẻ thời gian để trẻ tự trấn an và được động viên từ người mẹ và ông bố hiền từ. Càng tốt hơn nếu như, bố mẹ mời được cả cô giáo đến nhà chơi với con một hai buổi, để trẻ coi cô giáo như người thân trong gia đình. Nhiều chuyên gia tâm lý nghiên cứu đã tìm hiểu sâu về giai đoạn phát triển này của trẻ và cho biết, trong độ tuổi từ ba tuổi là trẻ có những tâm lý đặc trưng và xuất hiện những tính bướng bỉnh, ích kỷ, nganh ngạnh , chống đối,.. . khi không được bố mẹ chiều theo sở thích, mong muốn cá nhân. Nhiều trẻ con thể hiện bằng hàng động như có thể làm tất cả các công việc sinh hoạt mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ, nhiều trẻ tự ý hành động, với những hành động nổi loạn chống đối với mong muốn của người lớn, và nhiều bà mẹ đã lo lắng về giai đoạn “ khủng hoảng tuổi lên ba” này của trẻ. Nguyên nhân mà trẻ có những tâm lý thay đổi và hành động khác hơn chút là do trẻ thích các hoạt động của người lớn, có những hiểu biết sơ khai về thế giới quan, về thế giới xung quanh nhưng lại có sự ngăn cản bởi thể chất và khả năng của bản thân, nên có cảm thấy bị bức bí. Ở giai đoạn đầu khi con tập quen với lớp học, cha mẹ nên thường xuyên chia sẻ với con những hoạt động con làm ở trường mầm non, và cảm nhận của các con khi tham gia các hoạt động như thế nào. Rồi dần dà tập cho trẻ thói quen trong việc làm các công việc cá nhân của bản thân với sự giúp đỡ của cha mẹ như tự giác rửa tay, rửa mặt, và việc chuẩn bị chu đáo cho con trước khi vào trường mầm non càng giúp cho con giữ được trạng thái ổn định tránh cảm xúc sợ sệt lo lắng khi từng ngày phải tới lớp. Sự quan tâm một cách khôn khéo giữa gia đình và nhà trường là điều vô cùng quan trọng trong giai đoạn này. Tâm lý của trẻ trong mọi thời điểm cần được nắm chắc để có thể giải quyết cùng con mọi vấn đề xảy ra.

Người làm cha làm mẹ nào chẳng yêu thương con và luôn mong muốn bảo vệ cho con, nhưng theo một cách khoa học, khi đến tuổi tham gia lớp học thì trẻ nên được tham gia với cả sự chuẩn bị chu đáo của cha mẹ chứ không phải bảo bọc con là không cần cho con đến lớp. Muốn con phát triển toàn diện, khỏe mạnh về thể chất và  nhanh nhạy về tinh thần thì cần chuẩn bị về tâm lý cho con trẻ để không có quá nhiều khó khăn khi tham gia lớp học tại trường mẫu giáp. Và nhiều chuyên gia lại cho rằng việc khủng hoảng tâm lý ở trẻ là điều bình thường, chứ những đứa trẻ không có trạng thái tâm lý như vậy mới có thể gặp những vấn đề về tâm lý, vì thế dù thế nào thì phụ huynh và giáo viên nên kiên trì quan sát trạng thái và biểu cảm khuôn mặt để có thể đưa ra biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp nhất.

[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc]