Hiện nay hàng loạt những vụ bạo hành trẻ em mầm non trên cả nước đặc biệt là tại các cơ sở tư thục không có giấy phép đã không dấy lên nhiều hoài nghi và lo lắng về chất lượng đào tạo và sự an toàn của trẻ nhỏ.
Chính vì vậy giáo viên mầm non ngày nay cần phải có được những phẩm chất đạo đức cần thiết.
Phẩm chất thứ nhất là cần phải yêu nghề
Giáo viên mầm non đầu tiên cần phải có sự yêu mến nghề nghiệp, yêu mến trẻ bởi giáo viên là tấm gương hàng ngày của trẻ. Lòng yêu nghề sẽ chính là động lực giúp giáo viên gắn bó và chăm sóc chu đáo trẻ nhỏ.
Đây là một trong những yếu tố quyết định đối với hoạt động trong lĩnh vực sư phạm của giáo viên. Ngành sư phạm mầm non là ngành mang tính đặc thù, có nhiều vất vả, khó khăn, nếu bạn không thực sự yêu nghề sẽ khó có thể vượt qua được những thử thách.
Phẩm chất thứ hai là phải biết kiềm chế nhẫn nại
Sự kiềm chế nhẫn nại, biết cảm thông sẽ giúp giáo viên gần gũi với trẻ hơn, sẽ giúp trẻ không còn thấy sợ khi đến trường. Đối với trẻ giai đoạn mầm non thì mọi cư xử của trẻ là theo bản năn, thích làm những gì bản thân muôn, chưa hình thành được suy nghĩ logic. Chính vì vậy một người giáo viên kiên nhẫn, biết cách kiềm chế trước những hành động non trẻ đó sẽ là điều vô cùng quan trọng, mục đích là định hướng lại những suy nghĩ đúng đắn cho trẻ nhỏ.
Phẩm chất thứ ba là cần có tinh thần trách nhiệm cao
Giáo viên mầm non cần phải làm thế nào để trẻ thấy được yêu quý, an toàn, tỉ mỉ chăm sóc trẻ để phát hiện những nhu cầu của trẻ mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt giáo viên cần phải phối hợp tốt với các bộ phận liên quan để tổ chức được những chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, bệnh tật với tinh thần trách nhiệm cao.
Bên cạnh đó giáo viên mầm non còn là những chuyên gia tâm lý của trẻ, mỗi trẻ sẽ có những đặc điểm tâm lý khác nhau. Chính vì vậy nếu như không có kỹ năng nắm bắt tâm lý thì giáo viên rất khó có thể đưa ra được những phương pháp giáo dục đúng đắn.
Phẩm chất thứ tư là có khả năng xử lý tình huống sư phạm
Trong một môi trường sư phạm mầm non thì hàng ngày sẽ xảy ra rất nhiều tình huống sư phạm khác nhau, những mối quan hệ khác nhau giữa giáo viên và trẻ, giáo viên với phụ huynh khiến nhiều giáo viên trẻ không khỏi lúng túng.
Chính vì vậy một người giáo viên muốn làm tốt công việc cần phải có được những kỹ năng xử lý tình huống khéo léo, góp phần quan trọng trong việc hình thanh nhân cách đồng thời giải quyết mọi vấn đề một cách nhẹ nhàng.
Trên đây là những tố chất cần phải có đối với giáo viên mầm non giúp các bạn định hình được một phần công việc để có thể đưa ra được một lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn nhất cho bản thân.
[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc]