Quản lý trường mầm non và những điều cần lưu ý

 

Quản lý trường mầm non hay quản lý giáo dục mầm non là gì? Quản lý trường mầm non là công việc không hề đơn giản, nếu không muốn nói là phức tạp; bởi nó đòi hỏi người quản lý trang bị cho mình nhiều kỹ năng cần thiết, không chỉ riêng việc phải luôn sẵn sàng xử lý các tình huống rắc rối trong mọi sinh hoạt của trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, quản lý trường mầm non cũng mang đến rất nhiều niềm vui ý nghĩa, bởi người quản lý có thể trở thành người tạo nên các dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời trẻ thơ thông qua hoạt động dạy dỗ, chăm sóc của mình.

Quản lý trường mầm non gồm những công việc gì?

– Quản lý các hoạt động chung tại nhà trường.

– Điều phối công tác chuyên môn, giám sát thực hiện công việc hàng ngày của giáo viên.

– Trao đổi với phụ huynh về việc chăm sóc, giáo dục trẻ.

– Báo cáo tình hình hoạt động của trường cho Ban Lãnh Đạo

– Nghiên cứu triển khai giáo án cùng giáo viên để việc giảng dạy đạt hiệu quả cao.

– Quản lý về chương trình ngày hội, ngày lễ; tham gia tổ chức các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại

– Xây dựng kế hoạch phát triển và truyền thông nhà trường

– Quản lý về mục tiêu, phương pháp, nội dung giáo dục và chăm sóc trẻ

– Quản lý học sinh về các nhận thức, kiến thức, kỹ năng.

– Quản lý giáo viên, nhân viên xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

– Quản lý về cơ sở vật chất.

– Quản lý về tài chính

– Quản lý về quy chế hoạt động nội bộ.

– Quản lý về phát triển số lượng trẻ mầm non.

– Quản lý về kiểm định chất lượng trẻ mầm non.

– Quản lý về thi đua khen thưởng.

quan ly truong mam non

Một số chia sẻ kinh nghiệm quản lý trường mầm non:

1. Xây dựng biện pháp

– Thực hiện dân chủ hoá trường học.

– Thường xuyên hỗ trợ sư phạm, đào tạo nâng cao chất lượng giáo viên và nhân viên

– Công bằng khi phân công nhiệm vụ cho giáo viên và nhân viên

– Xây dựng mối đoàn kết nội bộ.

– Tạo ra thi đua ngầm trong đội ngũ, khích lệ giáo viên, nhân viên

– Quan tâm đến đời sống gia đình, sinh hoạt của giáo viên và nhân viên

– Kiểm tra giáo viên qua sản phẩm của học sinh

– Thành lập tổ chuyên viên thường xuyên mở các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học.

2. Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện

– Chú trọng giáo dục đạo đức cho giáo viên, nhân viên và học sinh.

– Tạo mọi điều kiện, cơ hội và giúp đỡ để giáo viên tích cực đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả.

– Duy trì, phát triển và quản lý tốt lớp học

– Tích cực tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho học sinh. Tạo ra những sân chơi lành mạnh bổ ích và lý thú, thu hút sự hứng thú đến trường cho các em học sinh.

3. Xây dựng mối quan hệ thân thiện trong và ngoài nhà trường

– Mối quan hệ với lãnh đạo, đồng nghiệp

– Mối quan hệ với các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương.

– Mối quan hệ với các ban ngành đoàn thể trong nhà trường và địa phương.

– Mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh, giữa hiệu trưởng với giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, học sinh với nhau, …

4. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục

– Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh thuận lợi cho việc giáo dục trẻ

– Xây dựng môi trường nhà trường, phối hợp tích cực với gia đình và xã hội để giáo dục trẻ

– Đa dạng các hình thức học tập

– Đa dạng hoá các nguồn lực dành cho giáo dục

5. Chỉ đạo bằng kế hoạch (kế hoạch phải cụ thể thực tiễn và khả thi), xây dựng hồ sơ quản lý khoa học

Quản lý giáo dục mầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng trong trường mầm non. Với trường mầm non tư thục, mầm non công lập, mầm non song ngữ, mầm non quốc tế thì lại có những cách quản lý trường mầm non khác nhau, tuy nhiên người quản lý mầm non vẫn cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng. Đặc biệt trong thế kỷ 21, giáo dục mầm non ngày càng được coi trọng. Ngoài việc trang bị những kỹ năng quản lý, quản lý mầm non đòi hỏi sự sáng tạo liên tục, xây dựng những hoạt động vui chơi, dã ngoại bổ ích vừa mang tính giải trí, vừa mang tính giáo dục cho trẻ.

[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc]