Một hệ thống quản lý nhà trường tốt sẽ giúp nhà trường hoạt động trơn tru và hiệu quả. Dưới đây là các thành phần của một hệ thống quản lý nhà trường hiệu quả.
Quản lý học sinh
Giúp nhà trường quản lý hồ sơ học tập (điểm thi, tổng kết điểm, kết quả học tập); quản lý về rèn luyện (điểm danh, khen thưởng, kỷ luật, …). Từ đó tiến hành đánh giá xếp loại học tập, hạnh kiểm hay danh hiệu thi đua và tổng hợp báo cáo gửi lãnh đạo, đơn vị quản lý cấp trên.
Quản lý cán bộ
Quản lý hồ sơ giáo viên, phân công giảng dạy, quản lý các sáng kiến, đề tài, kinh nghiệm cũng như về việc khen thưởng, kỷ luật.
Quản lý và tổ chức thi cử
– Hỗ trợ nhà trường tổ chức thi như lên danh sách thí sinh; đánh số báo danh, đánh phách; chia phòng thi, phân công giám thị, …
– Quản lý kết quả kỳ thi: phân công nhập điểm, vào điểm thi, chuyển danh sách kết quả vào sổ điểm, …
Quản lý tin nhắn điều hành và sổ liên lạc điện tử
– Sử dụng tin nhắn gửi cán bộ giáo viên để chỉ đạo, điều hành và thông báo các nội dung công việc nhằm giảm áp lực hội họp, đi lại …
– Là cầu nối giữa nhà trường và gia đình, giúp cho việc nắm tình hình học tập dễ dàng hơn để theo sát và đồng hành cùng của học sinh. Phụ huynh học sinh có thể chủ động tra cứu điểm và chuyên cần của con em họ.
Quản lý hệ thống quản trị nhà trường
– Khai báo dữ liệu đầu năm học mới
– Kết chuyển dữ liệu từ năm học cũ
– Phân quyền người dùng
– Cấu hình mức thống kê
– Giám sát nhập điểm
Quản lý thông tin thống kê cấp Sở/Phòng Giáo dục và đào tạo
Gồm các chức năng quản lý các thông tin về trường học, thống kê, báo cáo đầy đủ theo yêu cầu của Bộ. Quản lý thi cử, lịch báo giảng, tình hình nhập liệu, khóa nhập dữ liệu, …
[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc]