12 tips áp dụng phương pháp montessori dạy bé đúng cách và hiệu quả. Với những hướng dẫn cụ thể dưới đây, IDJ Group hy vọng các mẹ sẽ có thêm những tips nhỏ để cùng bé thực hành Montessori tại nhà một cách dễ dàng và đúng phương pháp nhé!
Không phải ngẫu nhiên mà phương pháp giáo dục sớm Montessori được áp dụng phổ biến ở các nước phát triển, nhiều homeschooling (trường học gia đình) ra đời đã áp dụng phương pháp này – nơi mà chính các bà mẹ là người thầy của con.
Với những hướng dẫn cụ thể dưới đây, IDJ Group hy vọng các mẹ sẽ có thêm những tips nhỏ để cùng bé thực hành Montessori tại nhà một cách dễ dàng và đúng phương pháp nhé.
HÃY “CHỊU KHỔ” VÀ NƯƠNG THEO CON
Thông thường, khoảng cuối 3 tuổi, trẻ đã tự ý thức được bản thân mình là một cá nhân độc lập và mong muốn được tự làm mọi việc theo ý riêng của mình. (VD: Bé muốn tự mặc đồ, tự rót nước, tự cắt hoa quả hay nấu ăn giống như mẹ.)
Tuy nhiên, điều này mâu thuẫn với khả năng thực tế của trẻ, không phải việc gì trẻ cũng có thể làm được và muốn là được, vì thế trẻ gặp phải sự ngăn cản hoặc sự không đồng tình của người lớn. Điều này khiến trẻ rơi vào trạng thái khó chịu, bức xúc, bực bội và bướng bỉnh, ngang ngạnh, chống đối, ích kỷ.
Nhiều bố mẹ lo lắng cho rằng đó là tính cách xấu hay dễ dẫn tơis “sang chấn”, “rối nhiễu” tâm lý, nhưng thực tế nó không đáng sợ đến như vậy nếu bố mẹ quan tâm và hiểu đúng trẻ, tôn trọng trẻ, giúp trẻ giải quyết những mâu thuẫn của mình.
THỜI KỲ NHẠY CẢM – “CỬA SỔ CƠ HỘI” CỦA CON
Maria Montessori ví các thời kỳ nhạy cảm của trẻ là “cửa sổ cơ hội” – trẻ đặc biệt yêu thích một kỹ năng nào đó và có thể học nhanh nhất, hạnh phúc nhất mà không cần bố mẹ ép buộc.
Một số thời kỳ nhạy cảm mà bố mẹ cần quan sát và nắm bắt (từ tips 3->12)
VẬN ĐỘNG (Từ lúc bé sinh ra đến 1 tuổi)
– Các vận động ngẫu hứng dần có tính kết nối và có tính kiểm soát: cầm nắm, sờ, xoay, giữ thăng bằng, bò và đi bộ.
NGÔN NGỮ (Từ lúc bé sinh ra đến 6 tuổi)
– Sử dụng từ ngữ để giao tiếp: sự phát triển từ bập bẹ cho đến lúc nói sõi bằng các từ cho đến cụm từ rồi cả câu hoàn chỉnh.
ĐỒ VẬT NHỎ (Trẻ từ 1 – 4 tuổi)
– Tập trung vào các đồ vật nhỏ với các tiểu tiết.
TÍNH TRẬT TỰ (Trẻ từ 2 – 4 tuổi)
– Khao khát tính nhất quán và sự lặp lại; vô cùng yêu thích các hoạt động hàng ngày được thiết lập. Trẻ có thể sẽ khó chịu với việc mất đi tính trật tự. Mọi thứ trong môi trường cần được sắp đặt cẩn thận và tuân theo những luật lệ đã được định sẵn.
PHÉP LỊCH SỰ, NHÃ NHẶN (Từ 2 đến 6 tuổi)
– Có sự bắt chước cách cư xử lịch sự và ân cần, dẫn đến việc hình thành những phẩm chất đó trong tính cách.
PHÁT TRIỂN GIÁC QUAN (Trẻ từ 2 đến 6 tuổi)
– Việc yêu thích các trải nghiệm giác quan (vị giác, thính giác, xúc giác và khứu giác) khiến trẻ muốn học hỏi quan sát và có sự rèn giũa, phân biệt các giác quan với nhau.
HOẠT ĐỘNG VIẾT (Trẻ từ 3 đến 4 tuổi)
– Nỗ lực để viết chữ và các con số bằng bút chì hoặc bút mực với giấy. Montessori khám phá ra rằng kĩ năng viết bắt đầu trước việc đọc.
KỸ NĂNG ĐỌC (Trẻ từ 3 đến 5 tuổi)
– Yêu thích đọc lên thành tiếng các con chữ và sự hình thành từ ngữ.
CÁC MỐI LIÊN HỆ TRONG KHÔNG GIAN (Trẻ từ 4 đến 6 tuổi)
-Hình thành nhận thức về các mối liên hệ trong không gian, gồm có sự sắp đặt của các nơi quen thuộc. Trẻ dần có khả năng tìm đường quanh nơi mình ở và có khả năng để thao tác các bộ ghép hình phức tạp.
TOÁN HỌC (Trẻ từ 4 đến 6 tuổi)
– Hình thành các khái niệm về số lượng và nguyên lý toán học dựa trên việc sử dụng các công cụ hỗ trợ giáo cụ cụ thể.
[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc]