Các bước lập kế hoạch kinh doanh

Nếu bạn có ý định khởi nghiệp hay bắt đầu một công việc kinh doanh mới, bước đầu tiên bạn cần làm là lập kế hoạch kinh doanh. Nghiên cứu đã cho thấy rằng một trong những lý do khiến các doanh nghiệp thất bại là kế hoạch kinh doanh kém hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về các bước lập kế hoạch kinh doanh cơ bản

Lập kế hoạch kinh doanh

1. Ý TƯỞNG KINH DOANH

Ý tưởng là khởi điểm của mọi kế hoạch kinh doanh; là nền tảng để đi đến thành công; là mục tiêu mà bạn muốn đạt được. Chính vì thế bước đây tiên là hãy xây dựng một ý tưởng thật độc đáo. Đừng ngại nếu nó quá mới lạ và chưa hề có ai thực hiện; hay mọi người nói rằng nó chỉ là một giấc mơ; mà điều quan trọng nhất là cách bạn hiện thực hóa nó như thế nào thôi. Như ai đã từng nghĩ nhân loại có thể chạm đến bầu trời cho đến khi anh em nhà Wright chế tạo ra máy bay?

2. MỤC TIÊU

Dĩ nhiên muốn bước trên một con đường thì bạn phải có đích đến; đó chính là những mục tiêu và thành quả mà bạn mong muốn sẽ đạt được; là động lực để bạn tiến tới; là cái đích cho mọi ý tưởng của bạn. Xác định rõ các mục tiêu sẽ làm cho mọi kế hoạch của bạn rõ ràng, giúp cho bạn định hình được con đường mình cần đi.

3. NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, thương trường là cuộc chiến giữa hàng trăm doanh nhân, muốn vươn lên bạn cần phải hiểu rõ các yếu tố môi trường sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của mình. Nắm bắt được thị trường mình đang nhắm tới, hiểu được nhu cầu của tập khách hàng mục tiêu, nhận diện được đối thủ, am hiểu lĩnh vực mà mình kinh doanh. Hãy trang bị đầy đủ nhất có thể!

4. BIỂU ĐỒ SWOT

SWOT đại diện cho Strength – Điểm manh, Weakness – Điểm yếu, Opportunites – Cơ hội và Threats – Thách thức. Không những cần phải hiểu được người mà bạn phải hiểu chính mình. Lập ra biểu đồ SWOT sẽ giúp bạn nhận ra được bản thân mình có lợi thế gì để cạnh tranh, cần khắc phục những gì, có thể tận dụng những cơ hội gì và phải vượt qua những thách thức gì gì.

5. MÔ HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH

Bạn có một ý tưởng hay và tiềm năng, có một kế hoạch chi tiết và tỉ mỉ; nhưng liệu bạn có thể thực hiện tất cả một mình? Có thể, nhưng đó chưa hẳn là cách tốt nhất. Bạn sẽ cần những nhân sự với các chuyên môn khác nhau để tối ưu hóa hiệu quả từng mảng công việc. Lúc này, bạn cần một hệ thống phân bổ công việc hợp lý; có sự phối hợp giữa các bộ phận để đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy thiết lập mô hình kinh doanh của mình!

6. KẾ HOẠCH MARKETING

Đừng quên việc quảng bá, truyền thông cho thương hiệu của bạn; đây là một bước vô cùng rất quan trọng; trực tiếp quyết định đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của bạn. Ngay từ bước đầu khởi nghiệp, hãy lên kế hoạch Marketing thật tốt, một chiến lược dài hơi và linh hoạt chắc chắn sẽ giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng và mở rộng thị trường một cách dễ dàng hơn.

7. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ NHÂN SỰ

Khi việc kinh doanh của bạn ngày càng mở rộng, số lượng nhân viên sẽ tăng lên hàng chục, hay thậm chí hàng trăm người, và bạn không thể trực tiếp quản lý từng người. Do vậy, cần có một hệ thống chuyên môn để giúp bạn thiết lập kế hoạch quản lý, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự của mình.

8. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Dòng tiền là máu của doanh nghiệp. Việc quản lý tài chính trong một doanh nghiệp là cách lưu thông dòng máu của doanh nghiệp; nếu bạn không phân bổ hợp lý sẽ rất có thể lãi không đủ bù nổi lỗ. Cần có những khoản phí gì, cụ thể khi nào chi ra, thu vào,…Tất cả các câu hỏi đó nên đưa vào một bản kế hoạch cụ thể.

9. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Khi đã chuẩn bị xong tất cả, giờ là lúc bạn phải vạch kế hoạch triển khai, hãy đảm bảo chắc chắn rằng mọi thứ đều tuân theo quỹ đạo mà bạn đã vạch ra sẵn. Hãy luôn dự trù các thay đổi.

Xem thêm Dịch vụ Viết kế hoạch kinh doanh của IDJ Group