Giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non 4 đến 5 tuổi là một phần không thể thiếu trong chương trình giáo dục kỹ năng sống ban đầu cho trẻ. Điều này tạo nên nền tảng vững chắc cho các giai đoạn phát triển về sau này của bé.
Giai đoạn trẻ mẫu giáo là giai đoạn rất khó khăn trong việc định hình và phát triển nhân cách của trẻ vì hiểu biết, kinh nghiệm sống và ý thức của bé còn chưa được hoàn thiện. Việc phát triển toàn diện của trẻ cần thực hiện trên mọi hoạt động học tập, vui chơi, ăn uống… Giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non từ 4 đến 5 tuổi giúp nâng cao mối quan hệ của bé với mọi người xung quanh.
Giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non bằng cách xây dựng lớp học lễ giáo
Giáo viên phải chú ý tạo cảnh quan trong lớp học, đồ dùng và đồ chơi cần được xếp ngăn nắp, gọn gàng theo từng góc học tập riêng biệt. Mỗi kệ góc cần được trang trí khoa học, bắt mắt tạo sự thích thú và hứng khởi mỗi khi trẻ có hoạt động ở đây.
Giáo viên nên lồng ghép các bài học về giáo dục lễ giáo tại các góc theo chủ đề, sưu tầm nhiều tranh ảnh có nội dung liên quan đến giáo dục lễ giáo kèm theo các bài hát, bài thơ để tăng thêm tính sinh động.
Cách giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non
Khi trẻ đang chơi ở các góc lớp, giáo viên đến cùng trò chuyện, phổ biến và giáo dục các hành vi của trẻ đối với mọi người, mọi sự vật xung quanh đàm thoại với trẻ những hành vi văn minh trong giao tiếp.
Giáo viên phải là người gương mẫu trong mọi hoạt động.
Để đạt được hiệu quả giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non thì cô giáo phải là tấm gương mẫu mực cho các bé noi theo. Cách giao tiếp của cô với mọi người xung quanh cần nhẹ nhàng, đủng chuẩn mực đạo đức.
Đối với trẻ, cô giáo không được lớn tiếng quát tháo, xưng hô dịu dàng bằng cô và con. Đến giờ đón trẻ thì cần dịu dàng, khiêm tốn, lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh của trẻ. Khi được trẻ hỏi, cô giáo cần trả lời rõ ràng, đủ ý, không trả lời qua loa. Tùy thuộc vào tâm lý và nhận thức của từng trẻ mà cô có cách ứng xử phù hợp.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non
Ngày nay, ngoài kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm thì người giáo viên mầm non cần có thêm kiến thức căn bản về công nghệ thông tin để áp dụng vào giáo án giảng dạy. Sự kết hợp giữa giáo án điện tử và phương pháp dạy truyền thống giúp trẻ tiếp thu bài học hiệu quả nhất.
Giáo dục lễ giáo cho trẻ bằng cách cho trẻ xem những hình ảnh, video về hành vi ứng xử văn minh, lịch sự, lễ phép, chào hỏi, giúp đỡ bố mẹ, đoàn kết với các bạn, tích cực tham gia hoạt động giữ gìn trường lớp xanh sạch đẹp
Giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non mọi lúc mọi nơi.
Khi thực hiện giáo dục lễ giáo cho bé, cô giáo có thể lồng ghép trong các bài học ở trên lớp, sinh hoạt góc, hoạt động ngoài giờ lên lớp, lúc đón trả trẻ, hoạt động ngoài trời…
Ví dụ lồng ghép giáo dục lễ giáo vào trong các hoạt động góc giúp trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, nói lời cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay.
Khi trẻ thực hiện, giáo viên phải quan sát, kịp thời điều chỉnh những sai sót để trẻ thực hiện hành vi đúng mực từ đó trẻ hình thành các thói quen tốt trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày.
Kết hợp với gia đình bé trong giáo dục lễ giáo
Vào buổi họp phụ huynh đầu năm học, giáo viên cần khảo sát những đặc điểm tâm sinh lý của các bé bằng cách trao đổi với phụ huynh. Phụ huynh cần cung cấp thông tin càng chi tiết càng tốt, đảm bảo trung thực. Những thông tin quan trọng bao gồm: tính cách của bé, điều kiện sống, hoàn cảnh gia đình và tình hình sức khỏe.
Từ những thông tin thu thập được, giáo viên có căn cứ để điều chỉnh cách giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non phù hợp với từng bé. Giáo viên cũng cần trao đổi với phụ huynh của các bé về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo
Khuyến khích phụ huynh đồng hành với giáo viên trong việc dạy dỗ trẻ, điều này đặc biệt quan trọng đối với tình hình hiện nay có nhiều nên văn hóa và trò chơi giải trí không lành mạnh làm ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của bé.
Phối hợp với phụ huynh trong giáo dục lễ giáo trẻ
Ngoài ra, cô giáo cũng nên khuyên các bậc phụ huynh không nên nuông chiều con cái quá mức. Việc trẻ được nuông chiều thái quá, buông thả tự do và không có ràng buộc gì về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu. Dưới đây là một số hậu quả.
Trẻ bị thiếu hụt cảm xúc
Có thái độ chống đối khi mong muốn của trẻ không được đáp lại
Không kiềm chế được cảm xúc nên dẫn đến hành vi bồng bột, nông nổi
Thiếu tính kỷ luật, trẻ trở nên ích kỷ và chống đối
Trẻ thiếu tự tin và kỹ năng xã hội
Ruồng bỏ trách nhiệm đối với hành vi của mình.
Do vậy phụ huynh cần có sự nghiêm khắc cần thiết, giải thích cho bé hiểu đâu là điều tốt, đâu là điều xấu. Lâu dần trẻ sẽ hiểu ra và nhận thức được các chuẩn mực đạo đức cần có.
Cô giáo nên có kế hoạch giáo dục lễ giáo cho trẻ được dán trên bảng thông báo của lớp để tất cả phụ huynh đều nắm được từ đó có biện pháp thực hiện phù hợp đạt hiệu quả cao nhất.
Áp dụng khích lệ động viên trong giáo dục lễ giáo
Vào cuối mỗi buổi học, giáo viên để các bé xem xét xem ngày hôm nay mình đã ngoan chưa, các bé nhận xét nhau. Bạn nào ngoan sẽ được cắm cờ bé ngoan. Cô giáo cần dành nhiều thời gian gần gũi trẻ, chuẩn bị những món quà nhỏ để khen thưởng những bạn thực hiện tốt chương trình giáo dục lễ giáo.
Đối với những trẻ chưa ngoan, cô không nên trách mắng mà tạo cơ hội cho trẻ sửa sai, khuyên răn để lần sau trẻ thực hiện tốt hơn, không phạm những sai lầm.
Như vậy giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non không chỉ được thực hiện trong môi trường lớp học mà nó cần được thực hiện mọi lúc mọi nơi. Viêc phối hợp với phụ huynh các bé trong giáo dục lễ giáo sẽ giúp đạt hiệu quả cao hơn.