Giáo dục nhân cách cho trẻ được thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày
Thông qua hoạt động trong ngày, giáo viên có thể dạy trẻ nhiều đức tính tốt cho trẻ như: Giờ đón và trả trẻ, cô có thể giáo dục trẻ biết lễ phép với người lớn, biết chào cô, chào người thân khi tới lớp cũng như ra về.
Giờ hoạt động ngoài trời, có thể giáo dục trẻ tinh thần tập thể, yêu lao động , hay giáo dục trẻ biết nhường nhịn em nhỏ khi chơi cùng dưới sân…
.
Giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi
Khi trẻ chơi các nét tính cách của trẻ thể hiện rõ nhất. Chính vì thế, giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi thường xuyên. Khi chơi thường xảy ra những tình huống như: Trẻ đánh nhau, tranh giành đồ chơi…giáo viên cần tận dụng cơ hội đó để giáo dục trẻ. Hướng trẻ đến sự sẻ chia, lòng yêu thương, hòa nhập với tập thể….
Giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua hoạt động học tập
Hoạt động học tập ở trường mầm non không nên quá nhồi nhét những kiến thức về khoa học mà cần giúp trẻ hình thành những tình cảm, cảm xúc tích cực. Trẻ sẽ dễ chán ngán, tiếp thu kém với những hoạt động học mang tính giáo điều, rập khuôn, máy móc.
Phải cho trẻ được thực hành và trải nghiệm với nhiều hình thức, nhiều phương tiện và nhiều hoạt động linh hoạt, sáng tạo khác nhau.
Giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua hoạt động văn nghệ
Thông qua hoạt động văn nghệ để hình thành cho trẻ những tình cảm, cảm xúc tích cực. Cần tìm những tiết mục văn nghệ có ý nghĩa giáo dục trong các chương trình văn nghệ.
Chẳng hạn, giáo dục trẻ yêu biển đảo, yêu chú hải quân qua bài múa “ Cháu hát về đảo xa”, hay giáo dục trẻ có ý thức chung tay bảo vệ môi trường qua tiểu phẩm “ Hãy giữ hành tinh xanh”.
Giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua hoạt động lao động
Có thể giáo dục trẻ yêu lao động, có tinh thần trách nhiệm qua hoạt động này. Tổ chức cho trẻ lao động tập thể như: Tổng vệ sinh lớp học, chăm sóc vườn rau, …Giáo viên cần kiểm tra, động viên, khích lệ trẻ kịp thời.
Giáo dục nhân cách thông qua làm gương cho trẻ
Trẻ con bắt chước người lớn rất nhanh, kể cả những thói xấu. Chính vì vậy, giáo viên cần phải làm gương cho trẻ. Tránh để trẻ thấy được những hình ảnh bạo lực trong môi trường lớp học.
Đó sẽ là những vết hằn, hằn sâu trong tâm trí mỗi đứa trẻ, lớn lên trẻ sẽ dễ biến thành những con người lạnh lùng, tàn nhẫn với mọi người xung quanh.
Giáo viên cần khéo léo trong cách cư xử với trẻ, đồng nghiệp, với mọi người xung quanh. Hãy nhớ trẻ đang nhìn chúng ta, luôn muốn giống chúng ta. Hãy nhớ điều đó mà hoàn thiện bản thân mình!
Giáo dục nhân cách thông qua công tác phối hợp với gia đình và xã hội
Tuyên truyền với gia đình của về cách giáo dục trẻ ở trường mầm non để cùng nhau phối hợp (thông qua bảng tuyên truyền, sổ bé ngoan). Tuyên truyền về tác hại của bạo lực gia đình và ý nghĩa của 1 gia đình hạnh phúc.
Phối hợp với gia đình thông qua hình thức tổ chức các hoạt động và mời phụ huynh cùng tham gia: Ngày bảo vệ m ôi trường (mời phụ huynh cùng trồng cây, vệ sinh sân trường).
Tổ chức ngày hội của cô và mẹ, để mẹ và cô cùng tham gia với trẻ, cho trẻ được cùng nhau làm những món quà dành tặng cho mẹ và cô của mình. Tổ chức ngày hội chợ xuân…
Kết hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể để tổ chức cho trẻ đi tham quan, thực tế ở một số nơi (doanh trại bộ đội, nhà bảo tàng, đền thờ Phạm Hùng, trung tâm bảo trợ xã hội…).
Trẻ được trải nghiệm công việc của bác nông dân hay cô chú công nhân và công việc của một số ngành nghề khác. Đây là hoạt động không chỉ để giáo dục nhân cách cho trẻ mà còn rèn kỹ năng sống cho trẻ từ trong thực tế.
Phối hợp với những mạnh thường quân để trao học bổng, phát quà trung thu cho trẻ em nghèo. Qua hoạt động này, chúng ta đã tạo được một môi trường đầy ắp tình yêu thương. Và những đứa trẻ được sống trong môi trường như thế, lớn lên ắt hẳn sẽ trở thành con người nhân hậu, sống hết mình vì cộng đồng.
[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc]