Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có được những kinh nghiệm hữu ích nhất cho mình!
1. Nguồn lợi nhuận mà mô hình mầm non và nhóm trẻ mầm non mang lại
Để tiếp thêm nguồn động lực cho các bạn tiếp tục tìm hiểu và khởi nghiệp kinh doanh với mô hình mầm non tư thục, bài viết sẽ bắt đầu từ nguồn lợi nhuận mà mô hình này đem lại. Nhu cầu gửi trẻ ở các thành phố lớn nói chung và ở Hà Nội nói riêng ngày càng lớn kéo theo các trường mầm non tư thục mọc lên ngày càng nhiều.
Một chuyên gia ngành giáo dục tính toán, với những trường có số lượng dưới 20 bé, thì chi phí đầu tư ban đầu rơi vào khoảng 200 triệu đồng. Với số lượng 20 trẻ, mỗi tháng thu 1,5 triệu đồng/trẻ, sau khi trừ ra các chi phí ăn uống, sinh hoạt và trả lương cho giáo viên khoảng sau một năm sẽ thu hồi được vốn. Từ năm thứ 2 trở đi bắt đầu có lợi nhuận và có thể sử dụng nguồn lợi nhuận này để mở rộng quy mô (Theo báo Doanh nhân Sài Gòn). Đơn cử, với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành giáo dục, chị Nguyễn Lê Ái Vị đã vay 50 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của Hội Liên hiệp Thanh niên TP.HCM để thuê nhà, mua sắm thiết bị, học cụ mở Trường Mầm non Cầu Vồng. Mới đầu Trường chỉ có dăm cháu, đến nay với số vốn đầu tư đã tăng lên 450 triệu đồng, đã có 100 bé đang theo và với số lượng học sinh này, trường đã bắt đầu có lãi.
Đối với các quy mô mở trường lớn hơn thì số vốn bỏ ra ban đầu cũng lớn hơn nhưng kéo theo nguồn lợi nhuận cũng cao hơn so với các trường có quy mô nhỏ.
2. Điều kiện thành lập trường mầm non tư thục
Ngày 21/04/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định quy định điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập; cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục gồm:
1- Có đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2- Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.
1- Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
2- Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
3- Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục;
4- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
5- Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
3. Cần bao nhiêu vốn để mở trường mầm non tư thục?
Như đã nói ở trên, số vốn bỏ ra đề đầu tư cho một mô hình mầm non tư thục với số lượng dưới 20 bé sẽ rơi vào khoảng 200 triệu đồng. Tuy nhiên bạn có thể nâng số vốn này lên khoảng 250 – 300 triệu đồng để đảm bảo các trang thiết bị vật chất, cơ sở trường học đa dạng và chất lượng hơn.
Môt lưu ý nữa sau khi đã dốc hết vốn vào việc kinh doanh thì việc đối mặt với rất nhiều khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Bạn nên chuẩn bị tâm lý và những biện pháp giải quyết cho mình.
4. Xác định khách hàng mục tiêu
Xác định và tìm kiếm khách hàng là điều mà bất cứ mô hình kinh doanh nào cũng phải làm. Nếu có ý định mở trường mầm non tư thục thì bạn cần phải xác định được khách hàng mục tiêu của mình là ai.
-
Khách hàng sử dụng sản phẩm (những người có độ tuổi từ 3 – 5 tuổi)
-
Khách hàng trả tiền cho dịch vụ của trường mầm non (phụ huynh của học sinh)
Bạn cần lưu ý đến lứa tuổi của trẻ, với những trẻ còn quá bé thì bạn và nhân viên sẽ gặp nhiều khó khăn và vất vả hơn. Hành vi và việc tiếp nhận thông tin từ cô giáo chưa tốt sẽ ảnh hưởng đến việc trông các bé khác. Do đó bạn cần quan tâm đến độ tuổi của trẻ khi nhận.
Bên cạnh đó bạn cũng phải nắm được tâm lý của các vị phụ huynh để cung cấp những dịch vụ mà họ mong muốn. Có thể tạm chia thành 3 nhóm với những nhu cầu, điều kiện khác nhau như sau:
-
Phụ huynh làm thuê công sở: Đối với những người làm việc hành chính và đặc biệt là đi làm thuê công sở, họ sẽ rất khó chịu nếu ngừng công việc giữa chừng để về nhà trông con cái. Đó là lý do mà rất nhiều cặp vợ chồng tìm đến một cơ sở mầm non. Có cơ sở mầm non giúp họ trông trẻ đi làm, họ sẽ yên tâm hơn và mỗi tháng đều đặn họ đóng tiền học cho bạn. Họ mong muốn cơ sở giáo dục mầm non có thể giúp họ làm trông con và dạy cho con của họ biết nhiều kỹ năng sống,…Bạn hiểu điều khách hàng muốn, vậy thì hãy nói với khách hàng rằng bạn có thể cho con cái của họ nhiều kiến thức hữu ích hơn, bạn dạy cho con của họ biết tiếng Anh, ngoại ngữ, những phương pháp tư duy tốt giống như các trường mầm non quốc tế tại nhưng chi phí lại thấp hơn nhiều. Vì tính chất công việc hành chính khá nhẹ nhàng nên tập khách hàng là những gia đình có cả bố, mẹ đều đi làm công sở hoặc thường xuyên tan ca muộn rất tiềm năng.
-
Phụ huynh là người ngoại tỉnh, sống ở chung cư: Hà Nội là nơi có điều kiện sinh sống và làm việc tốt vì vậy số lượng người từ ngoại tỉnh về làm việc sẽ rất lớn. Vì vậy tại những nơi như chung cư, khu vực cho thuê nhà ở có một lượng lớn khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ của bạn. Những vị khách hàng này là người có tiền và họ sẵn sàng đưa con đến trường nhờ bạn trông giúp để họ đi làm. Nhưng điều đó có nghĩa rằng bạn sẽ phải nâng cao dịch vụ dạy và trông trẻ tốt hơn. Họ rất thông minh và luôn biết cách tiêu tiền đúng chỗ. Họ biết rằng con cái của họ cần được học hỏi và chia sẻ những giá trị nào để từ đó lựa chọn cơ sở mầm non phù hợp đi kèm với học phí hợp lý nhất.
-
Phụ huynh có thu nhập thấp: Với những cặp vợ chồng có thu nhập thấp, nếu một trong số 2 người ở nhà để trông con, điều đó có nghĩa rằng một trong hai người không thể đi làm và tổng thu nhập của 2 người nghiễm nhiên bị giảm vì vậy họ buộc phải đưa con cái đến trường mầm non. Như vậy thì những cặp vợ chồng có thu nhập thấp là một trong số những khách hàng của bạn, nhưng nếu là gia đình có thu nhập quá thấp thì họ sẽ không đủ tiền để thuê dịch vụ của cơ sở mầm non.
5. Quy trình mở trường mầm non tư thục tại Hà Nội
Cùng với nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh ngày càng lớn là sự ra đời ngày càng nhiều của các cơ sở mầm non tư thục. Vì vậy bạn phải tạo ra môi trường học tập tốt hơn và tạo sự khác biệt trong mô hình giảng dạy của mình thì mới có thể thu hút được khách hàng.
-
Chọn địa chỉ: Địa điểm mở trường chắc chắn phải là nơi trung tâm và có nhiều hộ gia đình, họ không có nhiều thời gian ở nhà. Nơi đặt cơ sở phải có an ninh trật tự tốt nhằm nâng cao sự an toàn. Bạn nên lưu ý đến vị trí cơ sở nằm trên trục đường mà nhiều người sẽ di chuyển qua trong quá trình đi làm và tan tầm. Ngoài ra bạn cần phải lưu ý đến yếu tố môi trường xanh, không khí sạch tại khu vực mở lớp…
-
Thuê và mua sắm các trang thiết bị, đồ chơi, đồ dùng cần thiết: Đối với đồ chơi và những món đồ dùng mà bạn nghĩ rằng trẻ sẽ chỉ chơi trong khoảng thời gian ngắn thì nên thuê; còn với những đồ dùng sử dụng thường xuyên, không cần thay đổi nhiều thì nên đặt mua làm tài sản cố định. Nếu đầu tư mở một lớp hoặc nhóm trẻ thì tiền mua các trang thiết bị, đồ dùng này khoảng 30 triệu – 40 triệu. Bên cạnh đó bạn phải quan tâm đến việc đảm bảo cơ sở vật chất an toàn đối với trẻ, trang bị đầy đủ hệ thống phòng cháy chữa cháy.
-
Thuê giáo viên giảng dạy:
Nếu có một khoản ngân sách vừa phải để trả lương cho giáo viên thì bạn không nên thuê những người lớn tuổi và có kinh nghiệm quá chuyên sâu, họ sẽ bỏ trung tâm của bạn sớm vì nhiều lý do khác nhau. Hơn nữa bạn cũng sẽ không đủ tiền để trả lương cho họ đâu, lương của họ khoảng 6-7 triệu, còn với những nhân viên trẻ mới ra trường thì bạn chỉ cần trả lương khoảng 2.7 triệu- 3,4 triệu.
Bạn nên thuê những người trẻ mới ra trường, có nghiệp vụ về dạy mầm non. Mức lương để chi trả cho họ không quá cao, trong khi đó họ lại nhanh nhẹn, có tinh thần nhiệt huyết cao, biết lắng nghe nghiêm túc các ý kiến đóng góp. Họ cũng thân thiện, gần gũi với các bé nên sẽ có cách truyền tải kiến thức tốt theo những phương pháp thông minh.
Khi thuê giáo viên giảng dạy bạn cần lưu ý các điều sau:
-
Giáo viên được thuê phải có bằng hoặc chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành mầm non.
-
Người được thuê dạy không chỉ am hiểu về kiến thức mà còn phải có kinh nghiệm và năng khiếu làm việc. Có nhiều người học giỏi lý thuyết nhưng khi áp dụng thực tế lại không khéo khéo dẫn đến hoạt động dạy học không tốt.
-
Giáo viên là những người trực tiếp dạy và trông trẻ nên phải có đầy đủ tài liệu, trang thiết bị để làm việc.
-
Bạn hãy chuẩn bị một bộ tư liệu và nội dung khóa đào tạo cho giáo viên mầm non. Mặc dù họ đã có những kiến thức được giảng dạy trong trường học, tuy nhiên bạn phải kiểm soát công việc của họ để phù hợp với tôn chỉ của cơ sở mầm non.
-
Theo dõi hoạt động giảng dạy để tích lũy kinh nghiệm, phát hiện những việc còn làm chưa tốt, những việc đã làm tốt để thay đổi để hoạt động mở trường mầm non tư tục, lớp mầm non hiệu quả cao.
-
Quảng bá thương hiệu: Bạn cần hiểu rằng dịch vụ mầm non có đặc thù là kinh doanh theo địa điểm, ở mỗi nơi ( phường, huyện, thị xã, quận…) sẽ có ít nhiều cơ sở mầm non khác nhau, có thể có 2-3 cơ sở mầm non công lập, cũng có thể có tới 4 nơi kinh doanh mở mầm non tư thục…Cho nên cách mà chúng ta quảng bá dịch vụ cũng sẽ tập trung vào đối tượng khách hàng theo địa lý. Bằng cách này bạn nên tăng uy tín cá nhân tại khu vực, thông qua các mối quan hệ với bạn bè, làm xóm, phố, phường… để có thêm những vị khách hàng lâu dài. Do vậy bạn nên tận dụng hoạt động Marketing trực tiếp và PR thông qua hình thức truyền miệng.Đối với những vị khách hàng khác ở xa cơ sở mầm non thì bạn có thể treo áp phích, quảng cáo ngoài trời, quảng cáo online theo vị trí địa lý…Mục đích làm cho khách hàng cảm thấy dịch vụ mầm non của bạn hiệu quả và tốt hơn so với những cơ sở khác.
6. Những rủi ro mà trường mầm non tư thục tại Hà Nội có thể gặp phải
Mô hình mầm non tư thục đem lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn, rủi ro trong quá trình thành lập và hoạt động. Bạn cần tìm hiểu những rủi ro sau đây để có thể chủ động giải quyết.
-
Rủi ro về cạnh tranh: Rủi ro về cạnh tranh khi đầu tư trường mầm non tư thục ở Hà Nội khá lớn khi có nhiều người đầu tư mở trường. Sự cạnh tranh này sẽ gây ra khó tuyển đủ số lượng học sinh và lợi nhuận ngành sẽ giảm xuống do các trường cạnh tranh về giá. Việc cạnh tranh cũng dẫn đến việc giáo viên đòi hỏi cao, dễ nhảy việc Để giảm thiểu cạnh tranh và vượt qua đối thủ thì giải pháp là nâng cao trình độ giáo viên, khác biệt hóa trong quy trình giảng dạy và tăng cường các giá trị cộng thêm cho học sinh. Cạnh tranh bằng chất lượng và khác biệt hóa chứ không phải cạnh tranh bằng giá cả.
-
Rủi ro về chi phí: Chi phí mở trường lớn là một rủi ro khi mở trường. Đặc thù của mô hình này là thu hồi vốn chậm nên vốn phải lớn. Ban đầu do số lượng học sinh ít và trường chưa được biết đến nhiều nên chưa có lợi nhuận.Chi phí lớn nhất là chi phí mặt bằng sau đó đến lương giáo viên. Nhiều trường mầm non do không đủ chi phí đã phải đóng cửa hoặc sang nhượng trước khi đến được thời điểm sinh lợi nhuận. Để có thể duy trì hoạt động hiệu quả trường mầm non cần phải có một số vốn dự trù đối với cơ sở vật chất là 1 năm tiền mặt bằng. Đồng thời cũng phải dự trù khoản tiền 6 tháng lương của giáo viên (nếu nhà đầu tư không muốn nợ lương giáo viên). Kinh nghiệm của một số chủ trường là không nên tốn quá nhiều chi phí cho mặt bằng và cắt giảm các chi phí không cần thiết trong giai đoạn đầu.
-
Rủi ro về chính sách nhà nước: Rủi ro về chính sách nhà nước cũng là một rủi ro cần tính đến. Chính sách nhà nước về giáo dục mầm non vẫn đang thay đổi và hoàn thiện. Vì vậy mà nhiều trường mầm non không đảm bảo hoạt động theo quy định sẽ gặp khó khăn với những chính sách của nhà nước. Đơn cử như quy định về số lượng giáo viên, số lượng học sinh, quy định về cơ sở vật chất, quy định về vệ sinh dinh dưỡng, an toàn thực phẩm. Tốt nhất nên tuyển dụng giáo viên tốt nghiệp bằng cấp chính quy tối thiểu từ trung cấp sư phạm mầm non trở lên. Nhà đầu tư cũng phải là người trong nghề để có thể quản lý hiệu quả. Ít nhất nên tham gia học trung cấp mầm non 1 năm (hệ văn bằng 2 Mầm non). Để có lợi nhuận thì phải tính toán kỹ càng về tác động của yếu tố bên trong (Điểm mạnh, điểm yếu) và yếu tố bên ngoài (Cơ hội, thách thức) để có thể xây dựng mô hình tốt. Tối ưu chi phí trong quá trình hoạt động để có lợi nhuận.
Bước đầu thành lập lúc nào cũng gặp khó khăn, thậm chí lỗ vốn nhưng nếu kiên trì và thực sự yêu nghề thì AZTest tin rằng bạn sẽ thành công. Như trường Mầm non Khánh Hội tại cao ốc 360 Bến Vân Đồn đi vào hoạt động 6 năm. Theo bà Nguyễn Ngọc Hạnh – Chủ tịch Công ty TNHH MTV Mầm non Khánh Hội (Trường Mầm non Khánh Hội), trường chịu lỗ năm đầu, năm thứ hai hòa vốn và bắt đầu có lãi từ năm thứ ba. Với sĩ số khoảng 300 trẻ, Trường đã cơ bản đạt được mục tiêu đề ra (công suất tối đa khoảng 380 trẻ). Doanh thu của Trường năm 2013 đạt hơn 10 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 3 tỷ đồng, trong đó 50% lợi nhuận được trích cho quỹ phúc lợi của nhà trường.
Trên đây là những kinh nghiệm để có thể mở trường mầm non tư thục ở Hà Nội. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho những ai đang có ý định mở trường.