Với sự phát triển vượt bậc của nền giáo dục nước nhà, đặc biệt là giáo dục mầm non, nhu cầu dạy và học gia tăng nhanh chóng.
Theo đó, nhu cầu mở trường mầm non tư thục, mở lớp và mở các nhóm trẻ cũng đang tăng khá nhiều.
Tuy nhiên, với những ai lần đầu mở trường, đầu tư vào giáo dục mầm non chắc hẳn sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ và nhiều vấn đề khi chưa có kinh nghiệm mở và kinh nghiệm quản lý trường mầm non tư thục.
IDJ Group xin chia sẻ tới các thầy cô đang có ý định mở trường về một số việc cần làm như sau.
Kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục:
1. Xin giấy phép kinh doanh và giấy phép hoạt động
Đây là việc cơ bản đầu tiên cần làm, tuy nhiên không phải ai cũng biết cần chuẩn bị những giấy tờ gì đúng không nào.
Đầu tiên, các thầy cô cần xin giấy phép đăng ký kinh doanh tương tự hình thức doanh nghiệp tư nhân (ngành nghề Giáo dục mầm non).
Sau đó, liên hệ trực tiếp phòng giáo dục tại quận (huyện) – nơi mà bạn chuẩn bị mở trường để được hướng dẫn chi tiết về điều kiện và các thủ tục thành lập trường mầm non tư thục và cấp phép hoạt động.
Những hồ sơ xin cấp giấy phép thường bao gồm:
– Đơn đề nghị thành lập trường
– Đề án tổ chức và hoạt động thành lập trường
– Luận chứng khả thi (theo quy định tại Điều 8 – Điều lệ trường mầm non)
– Tờ trình về đề án thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động
– Quy chế tổ chức hoạt động của nhà trườnag
– Văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền về việc thuê nhà đất CSVC (nếu thuê nhà đất).
– Ý kiến của Phòng Giáo dục về kết quả thẩm định và cho phép thành lập trường.
– Hồ sơ nhân sự của Hiệu trưởng, Hiệu phó, Hội đồng quản trị, giáo viên, nhân viên gồm: đơn, lý lịch, giấy khám sức khoẻ, hộ khẩu phô tô, các văn bằng chứng chỉ…
Các bạn nên chú ý đề án thành lập trường mà mình làm cần phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch những mạng lưới phát triển cơ sở giáo dục của địa phương.
Ngoài ra, cần xác định kỹ lưỡng và rõ ràng mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục trong đề án; những điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, các trang thiết bị, địa điểm xây dựng, các bộ máy, nguồn lực nhân sự và tài chính…
Địa điểm – nơi đặt cơ sở trường cần phải chú ý thỏa mãn các điều kiện: gần khu dân cư, phù hợp với quy hoạch chung, giao thông thuận tiện, thiết kế không gian thoáng mát tạo môi trường tốt nhất để chăm sóc và nuôi dạy trẻ.
2. Mặt bằng, cơ sở vật chất
Bạn cần đảm bảo thiết kế xây dựng đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Khuôn viên trường có tường bao ngăn cách với bên ngoài, xây dựng cổng đảm bảo an toàn cho bé.
Diện tích phòng sinh hoạt chung: Đảm bảo mật độ tối thiểu 1,5m2/trẻ.
Phòng ngủ: tối thiểu 1,2m2/trẻ
Phòng vệ sinh diện tích trung bình tối thiểu là 0,4m2/trẻ
Yêu cầu của người quản lý trường mầm non:
– Có tối thiểu bằng trung cấp
– Dưới 65 tuổi
– Có chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý/chứng chỉ bồi dưỡng mầm non ít nhất 30 ngày.
Yêu cầu của Hiệu trưởng mầm non cũng tương tự, cần hoàn thành chương trình nghiệp vụ quản lý giáo dục.
3. Quản lý đội ngũ giáo viên, quản lý học sinh
Để trường hoạt động hiệu quả lâu dài, thì không thể không kể đến tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên trong trường mầm non, chính vì thế việc tuyển dụng giáo viên mầm non tâm huyết với nghề là cực kỳ quan trọng. Các chủ trường, hiệu trưởng mầm non chắc hẳn cũng khá đau đầu trong việc tuyển dụng những giáo viên có sức khỏe, có phẩm chất, đạo đức, có tình yêu thương tôn trọng trẻ em…
Hiện nay, việc đăng tuyển giáo viên mầm non trên các hội nhóm cũng khá khó khăn. Các bạn có thể tham khảo các giáo viên trong group Hội giáo viên mầm non sáng tạo (..) và đăng tuyển khi có nhu cầu nhé.
Ngoài đội ngũ giáo viên, nhà trường nên cân đối với số lượng học sinh: Trung bình 10-15 học sinh mẫu giáo/giáo viên; 6-7 trẻ 13-18 tháng/giáo viên; 8-9 trẻ 19-24 tháng/giáo viên; 10-12 học sinh 25-36 tháng/giáo viên; 4-5 trẻ dưới 12 tháng/giáo viên.
Nên chú ý không quá 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
Số lượng giáo viên cũng phải cân đối với số trẻ để tránh tình trạng một cô phải trông quá nhiều trẻ dẫn đến không quản lý và xử lý hết được các tình huống. Và lâu dài ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và nuôi dạy trẻ cũng như thương hiệu của trường.
4. Cơ chế dạy và học
Dù bạn là trường mầm non tư thục, trường mầm non song ngữ quốc tế thì chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục của bạn vẫn cần tuân theo quy định của Bộ GD & ĐT.
Và chương trình học còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, sự sáng tạo của các cô giáo trên trường mầm non.
5. Xây dựng hình ảnh, thương hiệu của trường mầm non
Đây là cách mà tất cả các trường mầm non cần phải làm chứ không chỉ riêng gì trường tư thục.
Với số lượng trường mầm non ngày càng tăng lên, việc chú trọng đến hình ảnh, chất lượng là điều cần thiết.
Marketing cho trường mầm non của mình là việc làm cần thiết.
Những thông tin hoạt động chương trình đặc biệt của nhà trường cần được khéo léo chia sẻ tới phụ huynh qua các kênh truyền thông của trường như: Website, Fanpage, Zalo,…
Những hoạt động học trên lớp, những buổi trải nghiệm dã ngoại toàn trường đem đến bao kiến thức thực tế cho trẻ mầm non nếu được các cô lưu lại, chia sẻ cũng là một hình thức xây dựng hình ảnh toàn trường.
Việc nhờ đến các cá nhân, tổ chức hỗ trợ tư vấn xây dựng hình ảnh cũng là một lời khuyên bổ ích dành cho các hiệu trưởng, quản lý mầm non tư thục lúc này.
Kinh nghiệm quản lý trường mầm non tư thục:
Với đội ngũ nhân hiện tại cùng số lượng học sinh ngày càng gia tăng nhanh chóng, lượng việc mà quản lý cần làm cũng tăng theo. Do đó, để duy trì được hiệu quả hoạt động lâu dài của tổ chức trường. Chúng tôi khuyên bạn nên ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tuy nhiên không nên chỉ dừng lại ở việc sử dụng excel, bài giảng điện tử,…
Những phần mềm quản lý mầm non ưu việt với mức phí vô dùng hấp dẫn sẽ giúp bạn giảm bớt rất nhiều công việc đau đầu hiện tại.