Để học sinh hiểu và chấp nhận các nội quy trong lớp học mà giáo viên đưa ra là công việc quan trọng hàng đầu trong quá trình quản lý lớp học. Nó đòi hỏi cả một nghệ thuật để có thể làm chủ bằng sự kiên nhẫn của chính giáo viên.
Bạn biết rằng nếu không có các nội quy rõ ràng, kiên định, lớp học của bạn sẽ rơi vào hỗn loạn và bạn sẽ chẳng dạy được gì.
Để học sinh biết những nội quy và chấp nhận nó là cả một thử thách, nhưng rất đáng để bạn dành thời gian và tâm huyết. Có một vài cách sẽ giúp học sinh thấy sự cần thiết của nội quy lớp học và khiến chúng tham gia. Điều này có thể làm cho việc quản lý học sinh dễ dàng hơn và trao cho học sinh quyền được lựa chọn trong và ngoài lớp học.
1. Đặt mục tiêu rõ ràng
Trái ngược với vẻ bề ngoài, học sinh sẽ hạnh phúc hơn khi có những quy tắc phải tuân theo. Biết được những kỳ vọng của giáo viên giúp học sinh ý thức rõ về vị trí của mình và những gì giáo viên mong đợi. Hiểu được lý do cần phải có nội quy sẽ kết nối hành động với hệ quả và có thể làm cho việc tuân theo các quy tắc đó dễ dàng hơn. Các yếu tố sau sẽ giúp học sinh tuân theo những quy tắc mà bạn đặt ra:
• Các quy định phải dễ nhớ
• Chúng phải giúp tạo ra sự trật tự
• Các quy định phải tuân theo các tiêu chuẩn của trường, khu vực.
• Các quy tắc lớp học phải phù hợp với lứa tuổi và rõ ràng.
• Phụ huynh nên chấp nhận chúng vì lợi ích tốt nhất của học sinh.
• Các quy tắc nên công bằng để phần lớn lớp có thể thực hiện
• Tạo ra các quy tắc có thể thực hiện được
Vậy làm thế nào để bạn thực hiện mà không bị quá tải hoặc quá ghê gớm trong quá trình? Có một vài gợi ý sau đây:
2. Luôn làm điều tích cực
Thật dễ để diễn đạt những kỳ vọng của bạn về những gì bạn không muốn học sinh làm như, “không chạy trong lớp học”, “không la hét”. Bạn viết những kì vọng này lên tường nhưng chưa chắc chúng đã tuân theo. Thay vào đó, hãy diễn đạt quy tắc theo cách tích cực, chẳng hạn như “hãy im lặng, các lớp khác đang học” không chỉ nói cho học sinh điều bạn mong đợi, mà còn nói cho chúng lý do tại sao. Thêm nữa, nó đưa ra cơ hội để xây dựng sự đồng cảm của học sinh bằng cách tưởng tượng ảnh hưởng trong hành vi của chúng đối với những người xung quanh.
3. Luôn giữ cho các nội quy không bị hạn chế
Luôn giữ quy tắc chung (nhưng không được mập mờ) có thể giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề cùng một lúc, nhưng hãy cẩn thận đừng làm rối thêm. Các quy định cụ thể như “ không dứt tóc bạn”, “ không trêu đùa người khác” có thể đổi thành “hãy tôn trọng” để có thể dùng để điều chỉnh các hành vi bắt nạt. Nó cũng bao gồm mọi loại hành vi mới có thể xảy ra trong năm học mà bạn chưa từng nghĩ tới.
4. Cố gắng rõ ràng
Mặc dù danh sách các quy tắc chung là hữu ích, nhưng chúng không nên mập mờ đến mức học sinh của bạn không biết ý của bạn là gì. “Làm tốt các công việc” có thể nghĩa là “làm hết sức” nhưng học sinh cũng có thể hiểu rằng miễn là mình cảm thấy nó tốt. Hãy chắc chắn rằng từ ngữ bạn sử dụng phù hợp với lứa tuổi và rõ ràng. “Luôn nỗ lực hết mình” mang đến những kỳ vọng rõ ràng cho học sinh của bạn và việc nỗ lực hết mình là điều bạn muốn.
Các hậu quả/ hình phạt cũng phải rõ ràng. Các quy tắc thường không có ý nghĩa nếu chúng ta bỏ qua nhữn hình phạt khi học sinh vi phạm. Đưa ra cho học sinh sự phân chia rõ ràng có liên quan trực tiếp đến các quy tắc có thể giúp chúng thấy được mối liên hệ giữa có hành vi tiêu cực và cáchh khắc phục.
5. Đơn giản hóa
Làm cho nội quy lớp học của bạn ngắn gọn, ngắn hơn đối với học sinh nhỏ và dài hơn một chút cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Điều này sẽ giúp học sinh của bạn dễ nhớ và bớt cảm thấy bị ép buộc hơn. Cách làm này giúp học sinh có được những chỉ dẫn hiệu quả mà không khiến chúng cảm thấy lớp học của bạn là một chế độ độc tài.
6. Để học sinh tham gia
Thông báo nội quy lớp học đến học sinh là một ý tưởng tuyệt vời. Nó có thể là một lời nhắc nhở trực quan về những gì bạn mong đợi. Nhưng đừng để việc hướng dẫn nội quy kết thúc ở đó. Giới thiệu các nội quy lớp học có thể là một cơ hội để kết nối với học sinh và để chúng suy nghĩ tại sao những nội quy này lại tồn tại. Sau khi bạn đã thực hiện bài học thú vị của mình về các nội quy lớp học, hãy chia học sinh thành các nhóm nhỏ và cho chúng khám phá cách thức và lý do tại sao những nội quy đó được áp dụng cho mình. Chúng tôi đã đưa ra một số ví dụ về các câu hỏi mở đầu và kết thúc để giúp bắt đầu một cuộc trò chuyện:
• Tại sao lớp học có những quy tắc này?
• Học sinh có những quy tắc như này ở nhà không? Ở những chỗ khác trong đời sống của học sinh?
• Những quy tắc nào sẽ không hiệu quả ở môi trường khác?
• Điều gì có thể xảy ra nếu chúng không tuân theo các quy tắc?
• Học sinh có cảm thấy những quy tắc này quan trọng hay không? Có công bằng hay không? Tại sao có hoặc tại sao không?
Yêu cầu học sinh viết các quy tắc này vào một cuốn sổ tay, cùng với câu trả lời của chúng. Hoạt động này có thể giúp học sinh củng cố các quan niệm, cải thiện việc kỹ năng viết và cung cấp cho chúng một vài hoạt động vào cuối năm học.
7. Hãy linh hoạt
Mặc dù các nội quy lớp học phải nhất quán, nhưng có khả năng một số thay đổi sẽ xảy ra khi năm học trôi đi. Trong một số hoạt động nhất định, bạn có thể hoàn toàn chọn bỏ qua các phần của nó.
Chấp nhận sự linh hoạt, và thảo luận với các học sinh của bạn, cho phép chúng thấy tầm quan trọng của tính linh hoạt. Cuộc thảo luận này có thể là một cơ hội để tìm hiểu về hiệu quả đối phó với những thay đổi khi chúng xảy ra và cung cấp cho học sinh nhiều công cụ hơn để sử dụng khi chúng trở nên độc lập hơn.
[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc]