Thêm một chút “bí ẩn” và sử dụng đạo cụ để làm cho lớp học thú vị hơn. Thay vì viết tiêu đề chủ đề bài học lên bảng, hãy tiến hành một thí nghiệm, chơi trò chơi hoặc diễn xuất, đóng vai một nhân vật. Những hoạt động này sẽ giúp tạo ra sự hào hứng và khiến học sinh tò mò để tìm hiểu thêm.
Làm thế nào để lớp học của bạn trở thành một môi trường học tập thú vị? Hãy mang đến cho học sinh sự tò mò. 5 lời khuyên dưới đây không chỉ khiến học sinh tò mò hơn trong việc học mà còn thúc đẩy sự ham học hỏi của chúng trong suốt cuộc đời.
Chúng ta đều biết một điều rằng, sự tò mò, là động lực thôi thúc con người khám phá những điều chưa biết. Ngay từ thuở sơ khai, quá trình học tập đã là kết quả của các hành động để thỏa mãn sự tò mò về thế giới xung quanh. Mặc dù là một đặc điểm tự nhiên và có sẵn của con người nhưng chúng cũng dễ bị mất đi nếu không có môi trường. Chúng tôi nhận thấy rằng những học sinh lớn có xu hướng ít tò mò hơn so với những học sinh nhỏ tuổi. Điều này ảnh hưởng xấu đến sự quan tâm và tham gia của chúng vào công việc học tập. Do đó, tạo dựng sự tò mò nên là điều đầu tiên mà chúng ta phải làm trong quá trình hướng dẫn học tập trên lớp.
Lợi ích của việc xây dựng sự tò mò
Chúng ta có thể điểm qua một cách nhanh chóng những lợi ích của việc tạo dựng trí tò mò cho học sinh trong lớp học:
– Nó thúc đẩy quá học tập và thôi thúc học sinh đặt câu hỏi và đi tìm câu trả lời.
– Nó làm tăng chất lượng và kết quả học tập.
– Nó tăng cường sự sáng tạo của học sinh.
Chiến lược xây dựng sự tò mò trong lớp học
Hầu hết các biện pháp sư phạm của chúng ta rất tập trung vào việc đạt được kết quả học tập có thể đo lường được, điều này khiến cho việc xây dựng trí tò mò gần như không còn cơ hội tồn tại. Bằng cách xây dựng sự tò mò, chúng ta có thể giúp học sinh thoát khỏi sự tẻ nhạt và buồn chán từ đó mang đến những sự trẻ trung, nhiệt tình, cởi mở và sẵn sàng học hỏi. Ở đây chúng tôi đã liệt kê một số chiến lược để bạn có thể tham khảo:
1. Đặt ví dụ
Mô hình hóa hành vi tích cực sẽ có hiệu quả đáng kể trong việc khơi dậy sự tò mò ở học sinh. Học sinh học bằng cách quan sát hành vi xung quanh chúng. Do đó, điều quan trọng là giáo viên sử dụng sự tò mò như là một phần của quá trình giảng dạy. Nếu trong phương pháp giảng dạy của bạn lại tạo điều kiện cho sự tò mò, học sinh sẽ càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động học tập
2. Sử dụng nhiều hơn “điều gì xảy ra nếu?”
Hai từ này vốn đơn giản, nhưng khi kết hợp với nhau, chúng mở ra những cánh cửa cho sự tò mò. Một câu hỏi đơn giản ngay khi bắt đầu bài học sẽ tạo điều kiện cho sự tò mò và khuyến khích học sinh mở rộng trí tưởng tượng và suy nghĩ vượt ra khỏi những giới hạn thông thường.
3. Tìm hiểu sở thích của học sinh
Dành một ít thời gian để tìm hiểu những gì học sinh quan tâm. Bạn có thể kết hợp sở thích của học sinh vào bài học để xây dựng sự tham gia. Sự tích hợp này sẽ giúp nuôi dưỡng trí tò mò của học sinh và cải thiện sự tự tin trong quá trình suy nghĩ của chúng, hãy khuyến khích học sinh khám phá và tìm hiểu thêm.
4. Các hoạt động học tập tạo nên sự tò mò
Thêm một chút “bí ẩn” và sử dụng đạo cụ để làm cho lớp học thú vị hơn. Thay vì viết tiêu đề chủ đề bài học lên bảng, hãy tiến hành một thí nghiệm, chơi trò chơi hoặc diễn xuất, đóng vai một nhân vật. Những hoạt động này sẽ giúp tạo ra sự hào hứng và khiến học sinh tò mò để tìm hiểu thêm. Sử dụng các câu đố, hình ghép và thậm chí là trò chơi săn tìm kho báu như một hoạt động kết thúc bài học để tạo nên sự tò mò cho bài học ngày hôm sau.
5. Đưa ra các Dự án tò mò
Đăng một số sự kiện thú vị trên bảng thông báo trong lớp học hoặc tạo một danh sách các câu hỏi và khuyến khích học sinh tìm câu trả lời. Phân chia học sinh thành các nhóm và chỉ định mỗi nhóm một dự án trong đó học sinh được yêu cầu nghiên cứu những vấn đề khác nhau. Ví dụ, khi học về Tempest, của Shakespeare, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm về giai đoạn lịch sử đó, hệ thống chính quyền, v.v. Điều này có thể giúp tăng cường sự tò mò của học sinh trong các bài học thực tế.