Một ngôi trường mầm non được thiết kế một cách khoa học, không gian thoáng đãng sạch sẽ, tinh tế và an toàn cho trẻ nhỏ cũng như cơ sở vật chất tốt sẽ là yếu tố tiên quyết cho những chiến lược đầu tư hoàn hảo, nhất là về một mảng đặc biệt nhạy cảm như kinh doanh giáo dục.
Thiết kế khu vực sảnh đón tiếp, hành lang, sân chơi chung trường mầm non (cả trong lẫn ngoài nhà):
Đây là khu vực rất quan trọng vì là bộ mặt chính của trường. Các không gian cũng như đường nét thiết kế phải bắt mắt thu hút sự chú ý của cả phụ huynh lẫn trẻ em từ những cái nhìn đầu tiên. Đồng thời vẫn phải đảm bảo các tiêu chuẩn như sau:
– Diện tích sân chơi rộng rãi chiếm ít nhất khoảng 20% diện tích toàn trường (bao gồm cả hành lang đối với mặt sàn lớn như sàn chung cư), đầy đủ ánh sáng tự nhiên (có kết hợp ánh sáng đèn làm điểm nhất trang trí) cũng như cây xanh.
– Khu vực tiếp đón phụ huynh cần thiết kế bắt mắt, tinh tế, thân thiện, có điểm nhấn và tạo được tính thương hiệu cao. Điều này rất quan trọng trong việc phát triển chuỗi cơ sở sau này.
– Hạn chế những vật sắc nhọn, phân bậc cấp bất hợp lý gây ảnh hưởng đến quá trình chơi và vận động của trẻ. Sử dụng những vật liệu an toàn, thân thiện với môi trường cũng như các bé.
– Các đồ chơi, đồ vận động cần được bố trí khoa học, gọn gàng tạo sự thông thoáng.
– Nếu có sân vườn thì cần có nhiều cây xanh, mảng xanh giúp làm mát công trình. Hạn chế những cây nhiều sâu bọ và rụng lá quanh năm.
– Đảm bảo yếu tố thoát người khi xảy ra sự cố. Hành lang tối thiểu 2m1 đảm bảo tiêu chuẩn PCCC
Thiết kế khu vực lớp học trường mầm non:
Là một trong những không gian sinh hoạt chủ yếu hàng ngày của trẻ, do đó không gian lớp học cần phải đảm báo các yếu tố thông thoáng, có ánh sáng tự nhiên. Thể tích cũng như diện tích lớp học cần được thiết kế phù hợp với số lượng trẻ. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3907:2011 thì diện tích lớp học cần đảm bảo từ 1.50 m2/trẻ đến 1.80 m2/trẻ nhưng không được nhỏ hơn 24m2/phòng đối với nhóm nhà trẻ và 36 m2/phòng đối với lớp mẫu giáo. Chiều cao bàn ghế cần được thiết kế phù với với chiều cao của trẻ.
Ngoài ra đồ nội thất cần được thiết kế gọn gàng, sinh động tạo cảm hứng cho trẻ. Nếu có diện tích nên thiết kế mỗi lớp 1 kho riêng hoặc 2 lớp chung 1 kho để cất những đồ hay dùng hàng ngày nhưng thiếu thẩm mỹ như giường, chăn đệm…
Thiết kế nhà vệ sinh trường mầm non:
Một trong những không gian mà phụ huynh quan tâm nhất đó chính là nhà vệ sinh. Chính vì vậy thiết kế nhà vệ sinh cũng cần được đặc biệt lưu ý 1 số vấn đề sau:
– Không gian vệ sinh thoáng đãng, sạch sẽ. Nên thiết kế những nơi có ánh sáng tự nhiên để giảm bớt vi khuẩn gây bệnh do ẩm mốc trong quá trình sử dụng.
– Diện tích cần đảm bảo tiêu chuẩn từ 0.4 m2/trẻ đến 0.6 m2/trẻ.
– Nền nhà vệ sinh phải dùng gạch lát chống trơn trượt. Các thiết bị vệ sinh cần được sử dụng đúng loại, đúng kích thước theo độ tuổi được quy định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3907:2011.
– Đối với trẻ mẫu giáo cần bố trí nhà vệ sinh riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái.
Thiết kế bếp trường mầm non:
Đây cũng là một nơi mà phụ huynh đặc biệt lưu tâm khi gửi con em của họ bởi yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm vốn là vấn đề nhức nhối hiện nay. Ngoài ra để được cấp phép đi vào hoạt động thì khu bếp cũng cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn do bộ Y yế quy định. Một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi thiết kế bếp ăn trường mầm non đó là thiết kế theo quy tắc một chiều. Các không gian bếp cần được thiết kế thông thoáng, hợp lý về dây chuyền, đảm bảo vệ sinh.
Thiết kế văn phòng trường mầm non:
Không gian văn phòng là nơi tiếp đón phụ huynh cũng như các đoạn kiểm tra trên sở, đây cũng là nơi giải quyết những vấn đề tế nhị cẩn xử lý nội bộ. Ngoài để đảm bảo cấp phép thành lập trường thì văn phòng cần đảm bảo đủ tiêu chuẩn tối thiểu như bàn hiệu trưởng, kế toán, bàn họp, sofa tiếp khách, pantry… Về hình thức thiết kế văn phòng nên tương xứng với quy mô của từng trường cụ thể. Không gian thoáng đãng, có ánh sáng tự nhiên.
Thiết kế các hạng mục phụ trợ khác:
– Phòng y tế vừa đủ với diện tích tối thiểu 10m2, được thiết kế ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu.
– Phòng thay đồ nhân viên nên được thiết kế gọn gàng ở những vị trí hợp lý để thuận tiệc trong việc sinh hoạt chung của trường.
– Kho kết hợp giặt sấy đồ nên bố trí ít nhất từ 1 đến 2 nơi với diện tích hợp lý bởi những đồ đạc phát sinh trong quá trình xử dụng là rất nhiều, nếu không tính toán kỹ sẽ rất bựa bộn sau này.
– Vệ sinh chung dành cho người lớn sạch sẽ, phân chia nam nữ.
[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc]