Montessori là một phương pháp giáo dục hiện đại đang được rất nhiều bậc phụ huynh trên thế giới áp dụng khi nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, ngoài việc phải chuẩn bị một môi trường tốt cho trẻ, đầy đủ các bộ giáo cụ Montessori cần thiết, thì cha mẹ cũng phải nắm được các nguyên tắc khi áp dụng phương pháp Montessori. Dưới đây là 5 nguyên tắc áp dụng cơ bản của phương pháp Montessori các bậc cha mẹ cần ghi nhớ khi nuôi dạy con trẻ
Nguyên tắc ĐƠN GIẢN:
Bạn cần nhớ, đối với trẻ, mọi thứ càng đơn giản càng giúp trẻ hiểu một cách nhanh nhất và sâu sắc nhất. Ví dụ khi trẻ đưa ra các câu hỏi Tại sao? Bạn cần giải thích với các từ dễ hiểu và đơn giản nhất, hay khi bạn muốn dạy trẻ về một điều gì đó hãy đi thẳng vào vấn đề, đừng nói dài dòng hay vòng vo, sẽ khiến trẻ rất khó hiểu. Ví dụ như khi bạn mua một bộ chữ cái về, và các chữ cái có màu khác nhau. Nếu bạn muốn dạy con về chữ, chỉ tập trung đọc tên chữ cái cho con nghe, không nên nói: chữ A màu vàng, chữ B màu xanh… Bạn nghĩ như vậy sẽ dạy kết hợp cả 2 khiến trẻ vừa nhớ chữ, vừa nhớ màu, nhưng như vậy là SAI LẦM.
Nguyên tắc BÌNH TĨNH:
Nếu bạn tiếp xúc với trẻ giai đoạn từ 2-3 tuổi, chắc chắn sẽ có lúc bạn cảm thấy không thể kiên nhẫn. Nhưng giữ bình tĩnh là nguyên tắc vô cùng quan trọng để bạn có thể dạy và hiểu được trẻ. Chúng ta thường xuyên giục trẻ: nhanh lên, hay thấy con tự đi dép lâu là làm giúp con ngay. Như vậy thì con cái sẽ không thể trưởng thành được, lúc này bạn chỉ cần bình tĩnh, kiên nhẫn và chờ đợi.. Đừng bao giờ nóng vội khi nuôi dạy con, đó là tối kị dành cho các bậc cha mẹ.
Không có PHẦN THƯỞNG hay SỰ TRỪNG PHẠT:
Chúng ta qua nhiều thế hệ đã quen với cách dạy là có phần thưởng hay sự trừng phạt, điều đó được ăn sâu từ gia đình tới trường học. Ví dụ nếu con được điểm 10 thì mẹ sẽ thưởng gì, còn điểm kém sẽ bị phạt. Hay vì con nghịch bẩn ra nhà nên mẹ sẽ phạt con úp mặt vào tường…Hãy từ bỏ thói quen đó khi bạn dạy con. Đối với trẻ phần thưởng hay sự trừng phạt không hề tác động tới sự phát triển về mặt nhận thức nhiều, điều quan trọng là phải giải thích một cách logic về những việc trẻ làm sẽ tạo ra kết quả như thế nào. Cụ thể là nếu con làm bẩn ra nhà thì con cần phải tự dọn dẹp lại, đó là kết quả do con tạo ra, và con phải chịu trách nhiệm.
Hãy để con TẬP TRUNG:
Khi trẻ làm việc gì đó, cha mẹ nên quan sát và tránh ngắt quãng hay xen vào vội vàng, như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới tính tập trung của trẻ.
Nguyên tắc: Nghe-Quên, Nhìn-Nhớ, Làm-Hiểu.
Hãy để trẻ thực hành một cách tối đa, học qua phương pháp thực hành.
Dạy con sao cho đúng, sao cho hay là một thử thách của mỗi ông bố, bà mẹ. Vì thế, khi áp dụng một phương pháp dạy con khoa học nào đó, chúng ta cần tìm hiểu rõ ưu nhược điểm cũng như các nguyên tác của phương pháp để có thể uốn nắn con theo một cách tốt nhất.
[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc]