Những kỹ năng sư phạm cần thiết đối với giáo viên mầm non

 

Ngoài các kỹ năng được học tại trường, các cô giáo sư phạm mầm non tương lai cũng nên trau dồi cho mình những kỹ năng kiến thức về cuộc sống – xã hội bên ngoài để thuận lợi hơn cho công việc của mình sau này.

Những kỹ năng cần thiết đối với giáo viên mầm non.

Một số kỹ năng giúp cho Cô giáo sư phạm Mầm non luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao:

Nắm chắc những kỹ năng sư phạm bắt buộc:

Hát, múa, đọc truyện, sử dụng nhạc cụ phổ thông, làm đồ chơi là những điều đầu tiên mà một giáo viên mầm non được dạy khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đây là những kỹ năng yêu cầu các bạn bắt buộc phải thành thạo nếu muốn bước tiếp trên con đường làm nghề giáo viên mầm non. Nếu bạn biết sơ sơ tất cả hay nổi trội một hoặc một số kỹ năng nào đó thì đó cũng làm lợi thế rất lớn cho nghề nghiệp của bạn.

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử với trẻ nhỏ:

Một người giáo viên mầm non tốt, có chuyên môn và yêu nghề là người trẻ nhỏ luôn yêu mến, hãy trau dồi và hoàn thiện hơn nữa khả năng ứng xử, giao tiếp với trẻ nhỏ. Có thể bạn mất nhiều thời gian để rèn luyện rỹ năng này dù trong trường sư phạm các bạn đã được học, nếu không có kỹ năng này bạn sẽ trở thành cô cảm với trẻ, với nghề nghiệp. Đây là kỹ năng rất quan trọng và được các giáo viên sử dụng thường xuyên trong công việc của mình.Kỹ

Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp và phụ huynh học sinh:

Khi bạn công tác tại một trường mầm non, ngoài việc tương tác trực tiếp với các trẻ thì muốn hay không bạn đồng thời phải thiết lập, xây dựng và duy trì mối quan hệ thân thiện, cùng chia sẻ với đồng nghiệp cũng là điều rất quan trọng và có lợi cho các bạn trong công việc, ngoài ra việc tạo dựng được mối quan hệ bền vững với phụ huynh học sinh sẽ giúp bạn hiểu được tính cách cũng như tâm tư tình cảm của từng trẻ qua đó dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy và quản lý các em.

Kỹ năng soạn kế hoạch giảng dạy và tổ chức các trò chơi, sự kiện:

Làm nghề nuôi dạy trẻ không có nghĩa là sáng đến lớp tối đi về mà còn đòi hỏi những thầy cô giáo luôn phải lên trước những giáo trình, những hoạt động cụ thể cho từng ngày để giúp trẻ luôn được phát triển tốt và không cảm thấy nhàm chán, người giáo viên dạy giỏi là người luôn biết làm mới bản thân cũng như cách giảng dạy mỗi ngày. Thật khó, nhưng cũng cần phải update lại kiến thức, đổi mới để có sự sáng tạo hơn trong công việc.

Kỹ năng y tế, sơ cứu và hướng dẫn trẻ khi có tai nạn xảy ra:

Tại Nhật Bản, việc đầu tiên khi được học của các giáo viên mầm non luôn là học cách hướng dẫn cho trẻ nhỏ cách phải làm thế nào khi có động đất xảy ra, tại Việt Nam chúng ta thì không có động đất, nhưng cách dạy cho trẻ biết làm gì khi gặp tai nạn và bản thân biết làm gì, sơ cứu như thế nào cho trẻ nhỏ cũng là điều rất quan trọng mà mỗi giáo viên cần nắm vững. Và kỹ năng này thì cô giáo mầm non còn được ví như bác sỹ kiêm luôn y tá.

Kỹ năng nắm bắt, sử dụng thành thạo máy tính:

Hiện nay, việc soạn giáo trình, lên kế hoạch, thu thập thông tin hầu hết đều đã được thực hiện trên máy tính. Chủ yếu bằng phần mềm word, powerpoint, và hiện nay còn rất nhiều các phần mềm hỗ trợ soạn thảo bài giảng sinh động cho cô giáo sư phạm mầm non. Nắm được những kỹ năng cơ bản sẽ giúp ích các bạn hơn rất nhiều về thời gian cũng như công sức trong công việc.

Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm:

Biết xử lý hợp lý một số tình huống sư phạm thường gặp trong các vấn đề liên quan đến giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; ứng xử với đồng nghiệp, với học sinh và cha mẹ học sinh; về văn hoá trường học thuộc vào các tình huống:

+ Các vấn đề liên quan đến trẻ (khóc, tai nạn, lười ăn, đánh nhau…);
+ Các vấn đề liên quan đến cha mẹ học sinh (chuyển trường, nghỉ học, trao đổi giữa phụ huynh với giáo viên về trẻ, công tác phối hợp với gia đình…)
+ Các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp (Ứng xử với đồng nghiệp khi có những phản ánh về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: giảng dạy, quản lý trẻ, học sinh, cho điểm đánh giá xếp loại; về tác phong, lối sống; công tác phối hợp…)

Kỹ năng hài hước và lấy lòng con trẻ:

Để làm được việc này với mỗi giáo viên cần phải là tấm gương là hình mẫu trước trẻ. Giáo viên mầm non có thể áp dụng một số phương thức rèn luyện kĩ năng bằng việc nhanh chóng giảm áp lực, giải tỏa căng thẳng, tăng cường các hình thức giao tiếp không lời, sử dụng sự hài hước hay nghệ thuật hình thể hoặc qua trò chơi,… để tạo ra không khí sôi nổi và lôi cuốn trẻ. Đây là kỹ năng giải quyết nhiều vấn đề khó khăn trong quá trình tiếp xúc với trẻ.

Ngoài những kỹ năng trên, để trở thành một giáo viên mầm non giỏi và có chuyên môn tốt, mỗi người cần có ý thức luôn tự nỗ lực trau dồi, học tập bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tham gia các khóa học bồi dưỡng, học hỏi bạn bè đồng nghiệp, tham quan và sáng tạo để ngày càng nâng cao trình độ của mình.
Những căng thẳng, áp lực lớn giáo viên mầm non gặp phải nếu biết sử dụng trí tuệ cảm xúc tức biến những cảm xúc thành trí thông minh phục vụ cho công việc sẽ tạo động lực và tình yêu nghề của người giáo viên.

Kỹ năng tự làm đồ dùng, đồ chơi:

Biết sử dụng, khai thác các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, đồ phế thải: Tre, nứa, chai nhựa, ống hút,… để làm đồ chơi cho trẻ ( cầu trượt, bập bênh, … hay lọ hoa đào, hoa hồng…) để sử dụng cho các bài giảng.

[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc]