Nhiệm vụ của giáo viên mầm non không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ cho các bạn nhỏ, mà còn tạo điều kiện cho các con có một môi trường tốt nhất để phát triển thể chất và trí tuệ. Chính vì lẽ đó mà phát triển kĩ năng giao tiếp sư phạm mầm non là một công tác cốt yếu trong vấn đề đào tạo giáo viên mầm non chất lượng.
Đặc trưng của kĩ năng giao tiếp sư phạm mầm non
Để dạy dỗ, trò chuyện và tiếp xúc với trẻ mầm non, các giáo viên cần trang bị cho mình những kĩ năng ứng xử và giao tiếp phù hợp với độ tuổi của các bé. Do ở độ tuổi mới lớn, thích khám phá và nhận thức chưa hoàn thiện nên các bé rất nhạy cảm trước những lời nói, hành vi, cử chỉ và thái độ của mọi người xung quanh. Hơn nữa, ngôn ngữ của các bé chưa phát triển đầy đủ để có thể diễn đạt suy nghĩ cũng như chưa thể tiếp thu hết những thông tin người lớn nói. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải hết sức khéo léo trong cách truyền đạt và phải thật thấu hiểu tâm lý của trẻ.
Kĩ năng giao tiếp không chỉ được thể hiện qua lời nói, cách trò chuyện thông thường giữa cô và trò mà còn qua nét mặt, cử chỉ, cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách thông minh. Giáo viên phải là người hiểu trẻ muốn gì, nghĩ gì, từ đó điều chỉnh hành vi và thái độ cho phù hợp, tránh làm trẻ tổn thương hoặc có suy nghĩ tiêu cực
Phát triển kĩ năng giao tiếp sư phạm mầm non
Không chỉ trong việc truyền đạt kiến thức bài giảng mà trong mọi hoạt động giao tiếp với trẻ, các cô giáo mầm non phải là tấm gương sáng cho các bé noi theo. Diễn tả lời nói bằng ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò đặc biệt quan trọng khi giao tiếp với các bé.
Những hành động dù là nhỏ nhất khi giao tiếp với trẻ mầm non cũng cần được biểu hiện một cách tinh tế, tạo chừng mực với thân thể các bé là điều cần thiết. Chính vì vậy, sử dụng ngôn ngữ cơ thể khéo léo kết hợp với lời nói có ý thức cao và phù hợp sẽ mang lại hiệu quả trong giáo dục mầm non. Đây cũng là một trong những kỹ năng giao tiếp mà một giáo viên mầm non cần có.
Dù trực tiếp hay dán tiếp thì mọi giao tiếp trong sư phạm mầm non đều có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ khi chúng sống trong môi trường giao tiếp đó. Kĩ năng giao tiếp của giáo viên mầm non tốt hay chưa tốt đều mặc nhiên tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tâm hồn một đứa trẻ. Chính cách giao tiếp hằng ngày với trẻ của các bậc cha mẹ, của cộng đồng và của những người làm công tác giáo dục đã góp phần tạo nên thế hệ trẻ hôm nay. Nền tảng đạo đức của xã hội xuất phát từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất.
Một trong những yếu tố giúp phát triển năng lực của con người chính là thái độ và kĩ năng giao tiếp, mà năng lực lại mang đến sự thành công. Cũng vì lẽ đó mà trong giai đoạn đổi mới, Đảng và Nhà nước ta chú trọng đào tạo và bồi dưỡng hệ thống nhân sự nói chung là hướng tới bồi dưỡng năng lực.
[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc]