Ngoài chú trọng chế độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn thì việc lập kế hoạch tổ chức giờ ăn cho trẻ mầm non cũng rất quan trọng. Việc này nhằm giúp trẻ hình thành thói quen ăn đúng giờ, có văn hóa ăn uống và biết tự vệ sinh trước và sau khi ăn.
Tại sao cần tổ chức giờ ăn cho trẻ mầm non.
Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi trẻ là không giống nhau phụ thuộc vào giới tính, sức khỏe, khả năng hấp thụ…Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ tạo điều kiện tốt để trẻ phát triển vóc dáng, thể lực và trí tuệ.
Tuy nhiên chế độ ăn tốt vẫn chưa đủ vì trẻ cần có thêm hứng thú trong khi ăn. Ở trường mầm non, mỗi bữa ăn của trẻ không chỉ đơn thuần là đưa thức ăn vào miệng, nhai nuốt mà đó còn là thời gian tổ chức hoạt động ăn với các bước thực hiện theo tiêu chí an toàn sạch sẽ, trẻ sẽ ăn hết suất cơm mà không cần ép buộc
Ngoài ra hoạt động tổ chức giờ ăn cho trẻ mầm non còn rèn cho trẻ những kỹ năng cần có của một công dân nhí lịch sự.
Quy trình tổ chức ăn uống cho trẻ ở trường mầm non
Quá trình chuẩn bị bữa ăn cho trẻ mầm non
Mỗi bữa ăn sẽ diễn ra trong khoảng 60 phút nên giáo viên cần kết hợp nhịp nhàng giữa các công việc từ khi chuẩn bị đến khâu vệ sinh sau khi ăn:
– Rửa bát đĩa bằng nước sôi rồi lau khô trước khi ăn
– Trang trí bàn ăn bằng lọ hoa, thú bông, đồ chơi…
– Chuẩn bị bát, thìa, khăn, cốc cho mỗi trẻ, nên chuẩn bị dư vì có thể trẻ nghịch làm rơi
– Khăn lau bàn
– Mặc yếm ăn cho trẻ, rửa mặt rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn
– Chuẩn bị nước và khăn để vệ sinh sau khi ăn
– Chuẩn bị nước uống
Công đoạn chuẩn bị càng chu đáo thì việc tổ chức ăn uống cho trẻ mầm non càng thuận lợi và chủ động. Ngoài ra việc chuẩn bị cho bữa ăn cũng góp phần kích thích trẻ thèm ăn. Nên tổ chức ăn đúng giờ quy định để hệ tiêu hóa của trẻ tiết dịch và hoạt động tốt. Thời gian chuẩn bị trong khoảng 10 phút và không nên để trẻ chờ quá lâu.
Chia suất ăn cho trẻ mầm non
Bày bát ra bàn để chia cơm cho từng bát, thêm thức ăn. Người thực hiện cần vệ sinh sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, thao tác nhanh nhẹn.
Cho trẻ mầm non ăn
Sắp xếp ổn định chỗ ngồi cho trẻ, trẻ nào ăn chậm thì ngồi riêng sau đó phát suất ăn. Trước khi ăn nhắc trẻ mời và cầm thìa bằng tay phải.
Trong khi trẻ ăn phải tạo không khí vui vẻ. Cô giới thiệu thực đơn các món ăn trong bữa để tạo sự ngon miệng. Việc làm này cũng giúp trẻ nhận biết được các món ăn khác nhau
Luôn nhắc trẻ giữ trật tự trong khi ăn, không đùa nghịch, nói chuyện to, không làm rơi vãi. Muốn ho hay hắt xì thì phải che miệng, không nhai nhồm nhoàm, không để chân lên ghế, không xúc cơm đổ sang bát bạn khác.
Khuyến khích trẻ tự xúc ăn. Nếu trẻ ngậm thức ăn thì nên tổ chức cuộc thi ăn để tạo động lực. Có thể cho trẻ uống thêm nước nếu khó nuốt. Không nên la mắng, dọa nạt nếu trẻ ăn chậm hoặc đùa nghịch không chịu ăn.
Kết thúc bữa ăn của trẻ mầm non
Khi trẻ đã ăn xong thì cởi yếm, lau miệng, rửa tay, uống nước. Hướng dẫn trẻ thu gọn bàn ghế, xếp bát đũa và thìa vào đúng nơi quy định. Sau bữa ăn cho trẻ chơi vận động nhẹ nhàng khoảng 20 phút sau đó vào giờ đi ngủ.
[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc]