Nếu chúng ta nghĩ về những trải nghiệm ở trường tiểu học và trung học khi còn là học sinh, chúng ta sẽ biết có những khác biệt rất lớn. Nhưng sự khác biệt lớn nhất đối với giáo viên là gì?
Tiểu học hay trung học? Đó là vấn đề
Thứ nhất: Cuộc sống hàng ngày ở trường tiểu học và trung học
Cuộc sống hàng ngày của bạn sẽ có một chút khác biệt tùy thuộc vào việc bạn dạy trung học hay tiểu học.
Mặc dù chúng có chung một số đặc điểm, vì rốt cuộc trường trung học cơ sở là cầu nối giữa tiểu học và phổ thông trung học, thì vẫn có một số khác biệt đáng kể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của giáo viên ở đó
Với cuộc sống của giáo viên tiểu học
Giáo viên tiểu học có thể dạy nhiều độ tuổi học sinh. Một số người có thể dạy trẻ mầm non và đối mặt với trẻ mẫu giáo mỗi ngày, trong khi những người khác thì có thể dạy trẻ lớp 5. Dạy được nhiều độ tuổi khác nhau giúp giáo viên tiểu học linh hoạt về mức độ độc lập mà trong đó học sinh của họ có thể có vai trò. Trẻ nhỏ sẽ đòi hỏi nhiều hơn về sự hướng dẫn và chú ý của giáo viên, trong khi những đứa trẻ lớp 5 lại có khả năng làm việc độc lập trong thời gian lâu hơn.
Một sự khác biệt nữa là nhìn chung, các lớp tiểu học đều khép kín. Điều đó có nghĩa là giáo viên đó sẽ phải chịu trách nhiệm giảng dạy tất cả những môn học chính trong lớp và phải dạy nhiều giờ ở cùng một lớp. Cũng có những biến tấu giống như việc phân chia ở trường trung học. Ở một số trường tiểu học, giáo viên dạy từ lớp 2-5 cũng có thể làm việc theo nhóm nơi mà mỗi giáo viên sẽ chịu trách nhiệm cho hai môn học mỗi ngày.
Với cuộc sống dạy học ở trung học
Đối với giáo viên trung học, cuộc sống hàng ngày ở trường được phân chia cao độ. Thông thường, mỗi một giáo viên chịu trách nhiệm cho một môn học ở một hay hai khối lớp. Trong khi cách này làm giảm khối lượng giáo án học phải làm cho các lớp, nó lại làm tăng gấp đôi số lượng lớp họ phải dậy. Một giáo viên tiểu học điển hình chỉ phải dạy từ 30-60 em, trong khi một giáo viên trung học có thể dễ dàng dạy hơn một trăm học sinh mỗi ngày.
Trường trung học cơ sở là cầu nối giữa tiểu học và phổ thông trung học. Để giúp học sinh vượt qua cây cầu đó, các trường trung học vẫn làm theo phương pháp nhóm lớp. Ở trường tiểu học, một trong hai giáo viên chủ nhiệm thường giám sát việc học của từng học sinh. Ở trung học thì thường chọn bắt chước điều này bằng cách chia các nhóm học sinh để tạo thành một khối để họ có đến 4 giáo viên chủ chốt. Phương pháp này cho phép giáo viên làm việc với nhau như một nhóm để quản lý học sinh học tập, lên kế hoạch kiểm tra, thậm chí tà tổ chức các dự án ngoại khóa.
Thứ hai: Sự khác biệt về phát triển
Có một thực tế là tất cả các giáo viên trung học phải tranh luận về việc họ dạy lớp sáu, bảy hay tám: lứa tuổi dây thì. Khi các hormone bắt đầu tiết ra, cơ thể bắt đầu thay đổi đôi khi nhanh chóng trong năm học. Điều này dẫn đến số khác biệt về phát triển giữa học sinh trung học và tiểu học. Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC, ví dụ, dậy thì có thể khiến cho học sinh có cảm xúc và tâm trạng thất thường. Đối với một giáo viên, điều đó có nghĩa là vào một ngày đẹp trời nào đó, bạn yêu cầu học sinh cất điện thoại đi chúng sẽ đáp lại bằng câu “rồi thưa sếp” hoặc ánh mắt từ chối tuân theo. Các nhóm bạn cũng đặc biệt quan trọng trong giai đoạn dậy thì bởi vì các nhóm đó có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi theo cả hai cách tích cực và tiêu cực.
Mặt khác, học sinh tiểu học có thể chưa nhận thức được các hormone trong cơ thể chúng. Một nữ sinh cấp hai có thể bị ám ảnh bởi các mặt nhất định của cơ thể như quần áo, đầu tóc, trong khi các bé tiểu học có xu hướng thoải mái hơn. Trong những năm tới, chúng cũng sẽ phát triển từ phụ thuộc vào giáo viên sang độc lập. Chẳng hạn, một đứa trẻ mẫu giáo có thể thích một hoạt động do giáo viên hướng dẫn, trong khi một đứa trẻ lớp 4,5 lại thích phát triển độc lập với kế hoạch sáng tạo của riêng chúng.
Thứ ba: về phương pháp dạy học phân hóa
Cuối cùng, phương pháp giáo dục để phân hóa giữa trường trung học và tiểu học là rất khác nhau. Các trường trung học có xu hướng nhấn mạnh khả năng tương đối nhiều hơn so với tiểu học. Mặc dù các giáo viên vẫn phân hóa trong lớp của học ở cả hai cấp, các trường trung học vẫn có sự phân hóa đến mức độ phân biệt thành loại. Một phần nó là bản chất của trường trung học, nhưng các học sinh bị tách biệt bởi các khả năng của chúng. Ví dụ, học sinh được phân thành ba trình độ toán học: cơ bản, nâng cao hoặc thậm chí có những trình độ về đại số, hình học mà hầu hết chúng ta không học cho đến khi lên cấp 3.
Ngoài môn toán, các môn học khác có thể chỉ chia học sinh thành hai trình độ. Kết quả là học sinh và thậm chí phụ huynh có thể cạnh tranh cao để đạt được các trình cao hơn.
Mặt khác, ở các trường tiểu học chú trọng việc làm chủ bài tập. Mặc dù trong thực tế, học sinh trong lớp học tập với nhiều trình độ khác nhau, giáo viên chỉ có thể phân hóa trong lớp mà không nhấn mạnh sự khác biệt về khả năng nhiều như trường trung học tạo ra phân hóa trình độ. Chẳng hạn ví dụ về nhóm đọc hiểu, trong lớp tiểu học, giáo viên thường tổ chức học sinh thành các nhóm đọc hiểu trong lớp. Giáo viên có thể thay đổi dựa trên khả năng và sở thích của từng nhóm học sinh mà không cần chú ý đến sự khác biệt về khả năng tương đối theo cách mà lớp được gán mác theo trường trung học sắp xếp.
Cuối cùng: Đó là sự biến thể của cùng một chủ đề
Một ngày trong cuộc sống của giáo viên trung học và giáo viên tiểu học chia sẻ nhưng điểm tương đồng và khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên theo nhiều cách, chúng chỉ là hai biến thể của cùng một chủ để. Ví dụ, cả hai đều nhấn mạnh vào người cần phải chiu trách nhiệm để giúp kiểm soát khối lượng công việc. Các trường tiểu học giao việc này cho giáo viên trong lớp học khép kín trong khi ở trung học thì thường tạo ra một đội ngũ giáo viên để hoàn thành cùng một mục tiêu.
Có sự đánh đổi, với các giáo viên tiểu học đảm nhận tải trọng thấp hơn và soạn nhiều giáo án hơn; điều ngược lại thường đúng ở các trường trung học cơ sở. Tuy nhiên, các phương pháp để phân hóa là độc nhất. Một trường trung học sắp xếp học sinh theo khả năng tương đối tạo ra bầu không khí cạnh tranh. Mặt khác, các trường tiểu học nhấn mạnh đến việc làm chủ bài học, duy trì một lớp học duy nhất với nhiều khả năng. Bất chấp sự khác biệt, cả hai đều có chung một mục tiêu: giáo dục học sinh.
[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc]