Việc xây dựng và giáo dục nhân cách cho trẻ trong những giai đoạn đầu đời có ý nghĩa rất quan trọng để hình thành nền tảng đạo đức của trẻ về sau
Khoa học tâm lý đã khẳng định rằng khi hết tuổi mầm non, ở đứa trẻ đặt xong nền móng đầu tiên của nhân cách. Sự phát triển về mặt đạo đức cho trẻ sau này đều mang rõ dấu ấn của thời ấu thơ. Do vậy, việc hình thành và chăm lo giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ là tiền đề quan trọng. Và là nhiệm vụ cốt yếu của cha mẹ, nhà trường và toàn xã hội.
Giáo dục nhân cách thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ
Tại trường mầm non, giáo dục nhân cách đạo đức được thể hiện thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ. Từ việc đón – trả trẻ, tập thể dục, các hoạt động học tập – vui chơi diễn ra cả ngày. Thông qua các hoạt động này cô giáo giúp trẻ xây dựng các giá trị đạo đức. Như chào hỏi, dậy dỗ trẻ biết quan tâm, tự tin, tôn trọng mọi người. Biết yêu thương bản thân mình và người khác. Giáo dục tinh thần tự lực, tự giác, ý thức kỷ luật. Trật tự trong sinh hoạt, hành vi văn minh, giữ gìn vệ sinh…
Chào hỏi là hoạt động giáo dục nhân cách cần thiết và quan trọng cho trẻ
Giáo dục nhân cách qua hoạt động vui chơi
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non. Tâm lý, tính cách trẻ hình thành qua các trò chơi. Vì vậy trong công tác giáo dục đạo đức cho trẻ. Trò chơi là một phương tiện giáo dục mạnh mẽ nhất. Ví dụ như khi trẻ giật đồ chơi của bạn. Cô giáo có thể giải thích với trẻ “việc giật đồ chơi là không nên, nếu con thích chơi con có thể hỏi mượn bạn”… Thông qua các trò chơi, các chủ đề cô giáo có thể tác động tới trẻ theo nhiều khía cạnh đạo đức khác nhau.
Giáo dục nhân cách qua hoạt động học tập
Giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các hoạt động học tập, nhận thức. Trẻ hình thành các kỹ năng, biết phân biệt đúng sai. Xây dựng cho trẻ những tri thức cần thiết về thế giới xung quanh. Rèn luyện ý thức kỷ luật. Biết chủ động tự lực vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
Giáo dục nhân cách của trẻ qua lao động
Ngoài ra việc cho trẻ lao động với những hoạt động vừa sức cũng là những phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ. Thông qua lao động hình thành cho trẻ những mầm mống phẩm chất của người lao động. Trẻ sẽ tự giác khi có tinh thần trách nhiệm. Với các bé còn nhỏ, cô giáo có thể giao các công việc như lau bàn, thu dọn đồ chơi… Những việc phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp bé cảm thấy mình tốt hơn, đồng thời biết quan tâm tới người khác.