Loại hình công trình nhà trẻ, mẫu giáo đã xuất hiện ở châu Âu từ những năm đầu tiên của thế kỷ 20. Còn ở Việt Nam, thì phải sau cách mạng tháng 8/1945, các công trình nhà trẻ, mẫu giáo mới trở nên phổ cập. Từ đó đến nay, thể loại công trình này luôn luôn gắn chặt với hoạt động sống của đại đa số người dân ở thành thị cũng như ở nông thôn. Nhưng nhìn một cách tổng quan, thì công tác nghiên cứu và thiết kế thực tế về nhà trẻ, mẫu giáo cũng còn có những vấn đề cần phải bàn thêm.Loại hình công trình nhà trẻ, mẫu giáo đã xuất hiện ở châu Âu từ những năm đầu tiên của thế kỷ 20. Còn ở Việt Nam, thì phải sau cách mạng tháng 8/1945, các công trình nhà trẻ, mẫu giáo mới trở nên phổ cập.
Từ đó đến nay, thể loại công trình này luôn luôn gắn chặt với hoạt động sống của đại đa số người dân ở thành thị cũng như ở nông thôn. Nhưng nhìn một cách tổng quan, thì công tác nghiên cứu và thiết kế thực tế về nhà trẻ, mẫu giáo cũng còn có những vấn đề cần phải bàn thêm.Trong khuôn khổ một bài báo, chúng tôi hy vọng bước đầu đóng góp một phần nhỏ bé vào công việc quy hoạch và kiến trúc nhà trẻ – mẫu giáo ở Việt Nam với hai mục tiêu nghiên cứu sau đây:
– Nhận diện được thực trạng quy hoạch – kiến trúc nhà trẻ, mẫu giáo ở Việt Nam;
– Rút ra một số bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng trong tổ chức không gian kiến trúc của các trường mầm non ở Việt Nam.Trường Mầm non đặt sát đường giao thông cơ giới dễ gây ra tai nạnThực trạng quy hoạch – kiến trúc nhà trẻ, mẫu giáo ở Việt Nam.
Nhìn một cách tổng quan, công tác nghiên cứu và thiết kế thực tế về nhà trẻ, mẫu giáo ở Việt Nam còn có những vấn đề cần phải bàn thêm. Cụ thể như sau:
1.Về mặt lý thuyết:
Các công trình khoa học nghiên cứu về nhà trẻ, mẫu giáo ở nước ta không nhiều. Nếu có thì phần lớn cũng chỉ là những đúc kết từ tài liệu của nước ngoài và cố gắng Việt Nam hóa đôi chút.Có một tài liệu khá tốt, được cập nhật theo nhu cầu xã hội, đó là Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế các công trình nhà trẻ, mẫu giáo (tài liệu mới nhất hiện nay là: TCVN 3907 : 2011, Trường Mầm non – Yêu cầu thiết kế, thay thế cho TCVN 3907 : 1984 và TCXDVN 260 : 2002). Tuy vậy, tài liệu này cũng chỉ là những hướng dẫn về những chỉ số “cứng”, mà chưa có chỉ dẫn về các chỉ số “mềm”, ví dụ như sử dụng màu sắc, ánh sáng và vật liệu xây dựng.Về mặt lý thuyết cũng có thể chấp nhận kết quả nghiên cứu của các học viên trên đại học.
Mỗi một đề tài theo góc nhìn của riêng tác giả. Nhưng nhìn chung các nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại ở việc đề xuất được một vài giải pháp về tổ chức không gian quy hoạch và kiến trúc nhà trẻ, mẫu giáo, chỉ mang tính chất chung chung hay chỉ để minh họa về một ý tưởng lý thuyết nào đấy mà thôi!Còn ở một khía cạnh khác, có thể nói các công trình khoa học thành công nhất về nhà trẻ, mẫu giáo thường được thể hiện trong các giáo trình hay thiết kế mẫu.Cũng giống như các chuyên gia kiến trúc trên thế giới, nhiều nhà khoa học của nước ta cũng thường coi nhà trẻ, mẫu giáo như là một mục của công trình “giáo dục”. Có một số nhà khoa học khác thì lại coi công trình nhà trẻ, mẫu giáo như là một thành phần quan trọng của môi trường
2. Về mặt thiết kế và xây dựng thực tế
: Phải nói rằng là các nhà thiết kế của chúng ta cũng đã đạt được ít nhiều thành công, đặc biệt trong việc tổ chức không gian vui chơi – học tập trong các nhà trẻ, mẫu giáo ở lứa tuổi mầm non. Sau khi tìm hiểu và tổng quan về những gì thu lượm được trong tầm hiểu biết hữu hạn, xin được có một số nhận định như được trình bày dưới đây:
– Trong thời gian trước đây cho đến năm 2000, việc thiết kế và xây dựng các công trình nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non ở Việt Nam nói chung, nếu theo tiêu chí: “Tổ chức không gian kiến trúc thể loại công trình này như là một hệ thống mang tính sinh thái, trong đó trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trên tinh thần giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt thể lực và trí lực” thì cũng còn nhiều vấn đề chưa thể đạt được! Trong thiết kế và xây dựng thực tế, hầu hết những cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non ở nước ta đều vấp phải “điểm yếu chết người” đó.Trong bài một vài hình ảnh của các công trình nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non được xã hội đánh giá khá tốt, nhưng vẫn còn đâu đó những điều cần phải suy nghĩ thêm!Các công trình nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non được xây dựng ở nước ta thường là quá cao (lớn hơn 2 tầng) gây khó khăn cho hoạt động giáo dục, không gian chật hẹp, vị trí xây dựng chưa hợp lý: Gần đường giao thông cơ giới, nơi đất trũng,…
– Nếu xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, thì về hình thức kiến trúc thể loại công trình này vẫn còn có nhiều điều bất cập – chưa thể hiện được những đặc thù của thể loại công trình dành cho trẻ em.
– Hay nói cách khác, tinh thần trẻ em chưa được thể hiện một cách rõ ràng.
– Thời gian gần đây, các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế, tổ chức không gian kiến trúc của các công trình nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non đã cố gắng đáp ứng được những yêu cầu của xã hội, xây dựng cơ sở vật chất và tinh thần để phục vụ cho công tác giáo dục trẻ ở mức tốt nhất trong hoàn cảnh cho phép.Trong hình bên giới thiệu một số hình ảnh của trường mầm non ở Đồng Nai (một công trình hiếm hoi, mà trẻ em được chơi trong không gian rộng, thoáng, xanh mát).
Kinh nghiệm quốc tế
Trên thế giới, các nhà khoa học đã không ngừng sáng tạo, do đó những công trình nhà trẻ, mẫu giáo dần dần thỏa mãn được cơ bản các yêu cầu về chức năng giáo dục toàn diện cho lứa tuổi đặc thù này!– Về mặt lý thuyết: Trên thế giới, các công trình khoa học về tổ chức không gian kiến trúc của thể loại công trình nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non, thực ra, không nhiều. Phần lớn những công trình khoa học này được lồng ghép trong các giáo trình. Nhiều tác giả thường coi nhà trẻ, mẫu giáo như là một mục của công trình “giáo dục”, còn sách chuyên khảo lại càng ít, có hai tiêu chí quyết định đến sự thành bại trong tổ chức không gian kiến trúc của thể loại công trình nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non. Đó là:
• Mối quan hệ giữa ngôi trường và môi trường xung quanh;
• Tạo ra không gian gây cảm hứng tốt nhất cho việc chăm sóc, nuôi dạy, giáo dục và vui chơi của trẻ em.
– Về mặt thiết kế và xây dựng thực tế: Phải công nhận là trên thế giới, nhiều quốc gia thành công.Theo các chuyên gia tâm lý trẻ thơ trước tuổi học đường: Muốn rèn luyện trẻ em ham học hỏi thì cần phải tạo ra những động lực hoặc giải pháp nào đó để trẻ em có hứng thú với việc tìm hiểu, khám phá, học hỏi,…
Một giải pháp có thể áp dụng ở Việt NamViệc nghiên cứu lý thuyết và tổ chức không gian kiến trúc của các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo,trường mầm non hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đều phải dựa vào các yêu cầu sau đây:
• Phải coi công trình nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non có chức năng và ý nghĩa xã hội quan trọng nhất trong điểm dân cư;
• Công trình nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non phải như là một dấu ấn quan trọng trong quần thể kiến trúc của các điểm dân cư;
• Công trình nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non phải hài hòa với quần thể kiến trúc và cảnh quan của các điểm dân cư. Đồng thời, công trình phải đóng vai trò quan trọng trong tạo cảnh quan cho điểm dân cư;
• Cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo,trường mầm non phải được bố trí tại khu đất thuận lợi nhất cho việc đưa – đón trẻ và phải được bố trí tại khu đất có môi trường hoàn toàn trong lành.Trong thực tế, việc tổ chức không gian kiến trúc và xây dựng các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non ở Việt Nam chưa tuân thủ các yêu cầu trên tiêu chí riêng cho loại hình công trình này. Kinh nghiệm của các chuyên gia trên thế giới trong lĩnh vực này chắc chắn là rất phong phú, nhưng đối với nước ta thì có một vài vấn đề cần quan tâm như sau:
• Công trình nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non hoàn toàn phải là như một sân chơi tự do để trẻ khám phá và sử dụng theo cách riêng của mình;
• Tính thẩm mỹ của công trình nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non phải được đặt lên hàng đầu (hình thức kiến trúc trong và ngoài công trình; cách sử dụng mầu sắc, ánh sáng, cây xanh, mặt nước,…);
• Tính biểu tượng của công trình phải thật rõ ràng theo cách tiếp cận mới: Lấy định hướng giáo dục và sở thích của trẻ em làm nền tảng để tổ chức không gian kiến trúc nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non;• Hình khối, hình thức kiến trúc, phương thức trang trí, sử dụng vật liệu,… phải thật đơn giản, tinh tế theo dạng “thân thuộc và gần gũi” với tâm thế và trí lực của trẻ;
• Công trình nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non hoàn toàn phải tránh xa các trục đường giao thông cơ giới và những nguồn phát sinh ô nhiễm ở bất cứ dạng nào;
• Không gian – nơi đặt công trình nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non – phải thật khoáng đạt, rộng rãi, không được bao kín bởi các công trình nhiều tầng, đặc biệt là các thể loại công trình vui chơi, giải trí,…
• Nếu cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non sẽ được xây dựng trong khu dân cư mới, thì vị trí của nó cần phải (có thể) nằm ở trung tâm của khu để kết hợp với các công trình công cộng khác nhằm tạo ra một quần thể kiến trúc vừa hoàn chỉnh về mặt chức năng, vừa mang tính biểu trưng cao.
• Trong trường hợp công trình sẽ được xây dựng trong khu dân cư cũ. Thì việc lựa chọn vị trí phải nhất thiết dựa trên các yếu tố hiện trạng cũng như các khả năng bổ sung các điều kiện cơ bản nhất cho hoạt động bình thường của công trình. Cụ thể, đó là các điều kiện cơ bản sau: Bán kính phục vụ hợp lý, đường giao thông tiếp cận rộng rãi và thuận lợi, khả năng kết nối dễ dàng được với những đầu mối kỹ thuật cơ bản như cấp điện, cấp – thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc,…đang hiện hữu.
Kết luận
• Trong tổ chức không gian kiến trúc các và xây dựng các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non cần tìm hiểu về thực trạng quy hoạch – kiến trúc thể loại công trình này ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế để rút ra được những bài học nhằm đạt được mục đích mong muốn
.• Việc lựa chọn hình thức, phong cách kiến trúc để đạt được tính thời đại nhưng vẫn kế thừa được các yếu tố của kiến trúc địa phương nơi xây dựng công trình.
• Cần lựa chọn những bài học kinh nghiệm trong tổ chức không gian kiến trúc và xây dựng các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non như khai thác tốt những điều kiện tự nhiên – khí hậu đặc thù tại địa phương nhằm đạt được tính thân thiện với môi trường của công trình.
[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc]