Ở lứa tuổi mầm non, việc bồi dưỡng kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng quan trọng, tuy nhiên không phải Ba Mẹ nào cũng có thể tự nhận ra và biết cách bồi dưỡng toàn diện các kỹ năng cho con.
Bài viết dưới đây, IDJ Group sẽ đồng hành cùng Ba Mẹ để mang tới những kinh nghiệm, kiến thức bổ ích trong việc bồi dưỡng kỹ năng cho trẻ lứa tuổi mầm non.
Dạy trẻ tự ăn uống
Để trẻ tự chủ động trong việc ăn uống là điều đầu tiên Ba Mẹ nên làm vì sau khi trẻ 1 tuổi, chúng đã biết tự ngồi, tự cầm nắm đồ vật, thì việc tự xúc đồ ăn không phải là quá khó khăn hay nằm ngoài khả năng của chúng. Vậy nên, Ba Mẹ hãy tạo điều kiện để con tự ăn uống, tự lựa chọn đồ ăn mà chúng muốn để rèn luyện cho con tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ.
Có thể, ban đầu Ba Mẹ sẽ cảm thấy hơi khó khăn bởi có thể trẻ sẽ làm rớt đồ ăn, hay bôi bẩn lên quần áo. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn bình thường và chúng ta cần tạo điều kiện để trẻ tự chủ động làm những việc trong khả năng của chúng.
Dạy trẻ biết tự vệ sinh cá nhân
Trẻ mầm non là độ tuổi thích hợp để Ba Mẹ rèn luyện cho chúng thói quen tự vệ sinh cá nhân ở mức độ phù hợp với khả năng của con. Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu đã biết tự nhận thức về hành vi, có thể học hỏi và bắt chước Ba Mẹ để tự hoàn thiện kỹ năng sống của chúng.
Ba Mẹ hay rèn luyện những kỹ năng đơn giản nhất cho trẻ như hướng dẫn cho con rửa chân tay, mặt mũi, hay thậm trí là tự đánh răng, tự tắm… Sẽ không quá khó với trẻ nếu như có sự hướng dẫn và đồng hành của Ba Mẹ, lâu dần, việc làm này sẽ tạo cho trẻ thói quen tích cực, chúng sẽ tự chăm sóc cho bản thân và Ba Mẹ sẽ tiết kiệm thời gian hơn trong việc chăm sóc trẻ.
Dạy trẻ tự sắp xếp đồ đạc
Khá nhiều Ba Mẹ than phiền với chúng tôi rằng họ rất khó chịu bởi mỗi lần chơi xong trẻ lại quăng đồ khắp nhà, hay vứt mỗi chỗ một món làm cho Ba Mẹ phải vất vả dọn dẹp.
Tuy nhiên, với trẻ mầm non, Ba Mẹ hoàn toàn có thể kiếm soát vấn đề này bằng cách rèn luyện cho trẻ thói quen tự sắp xếp đồ đạc ngăn nắp ngay từ khi còn nhỏ.
Bố mẹ nên đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng, đúng nơi quy định. Tất cả mọi thành viên trong gia đình, bao gồm cả bé cũng phải tuân theo một quy luật chung.
Dạy trẻ ứng xử
Để con trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn, biết nghe lời Ba Mẹ, lễ phép với người lớn thì ngay từ khi chúng còn nhỏ, Ba Mẹ nên rèn luyện cho con thói quen này.
Trẻ mầm non là giai đoạn thích hợp nhất để Ba Mẹ rèn luyện cho trẻ sự lễ phép và biết nghe lời. Chỉ những điều đơn giản nhất như: chào hỏi, kính trên nhường dưới, nên và không nên làm gì khi ở trong đám đông hoặc trong những tình huống cụ thể, nói cảm ơn và xin lỗi…
Hãy là tấm gương để bé học tập. Ngoài ra, cũng đừng quá gây áp lực mỗi khi bé quên hoặc phạm sai lầm. Vì trẻ còn nhỏ, khả năng nhận thức còn hạn chế nên bố mẹ hãy từ từ dạy, nhắc nhở bé thôi nhé!
Phòng ngừa nguy hiểm
Trẻ nhỏ thường thích khám phá mọi điều xung quanh cuộc sống của chúng, Ba Mẹ nên ủng hộ điều này. Tuy nhiên, trong một xã hội phức tạp như hiện nay, Ba Mẹ cũng nên trang bị cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết để phòng ngừa nguy hiểm và bảo vệ bản thân.
Bạn nên dạy trẻ khu vực nào, đồ vật, con vật nào, tình huống nào là nguy hiểm nên tránh xa. Không nên đi với người lạ, không nhận bất kì vật gì của người lạ.
Vượt qua khó khăn
Nếu bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống của trẻ đều nhận được sự hỗ trợ của Ba Mẹ thì chúng sẽ nảy sinh thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.
Vậy nên, thay vì giúp đỡ con mọi lúc thì Ba Mẹ hãy khuyến khích trẻ tự vượt qua khó khăn mà không cần sự hỗ trợ của người khác.
Nếu trẻ vấp ngã, hãy khuyến khích trẻ tự đứng lên. Nếu trẻ cãi nhau với bạn, đừng vội bênh vực con mà hãy tìm hiểu nguyên nhân, dạy trẻ nói ra suy nghĩ, cảm xúc và hỏi bé các cách để làm lành với bạn (giúp trẻ tự động não) rồi sau đó mới gợi ý cho trẻ cách đúng đắn.
Giúp đỡ và chia sẻ
Nếu một đứa trẻ không biết giúp đỡ người khác thì lớn lên sẽ rất khó để hòa nhập với mọi người. Để trẻ phát triển toàn diện và có ích, Ba Mẹ đừng quên dạy con biết giúp đỡ và sẻ chia với những người xung quanh.
Trẻ mầm non có thể giúp trẻ bằng nhiều cách, chẳng hạn như khi chơi với bạn bè, hoặc anh chị em khác, nếu trẻ giành đồ chơi hay xích mích với bạn, Ba Mẹ nên nhắc nhở và có thể là giải thích cho chúng để rèn luyện cho con tinh thần biết chia sẻ.