Giáo dục STEAM tích hợp các yếu tố về Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kĩ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Art) và Toán học (Math). Lớp học STEAM sẽ là nơi hướng dẫn và cung cấp cho trẻ kiến thức chuyên sâu về 5 lĩnh vực quan trọng này. Đây được xem là chiến lược giáo dục cải tiến, trong đó nền giáo dục Mỹ đóng vai trò tiên phong.
Ưu điểm của phương pháp giáo dục STEAM
Điểm đặc biệt trong phương pháp giáo dục STEAM là sự kết hợp kiến thức của nhiều bộ môn khác nhau, bao gồm Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học và bộ môn Nghệ thuật. Trên cơ sở đó, STEAM giúp phát triển tư duy và sự sáng tạo của trẻ một cách toàn diện, thúc đẩy tối đa năng lực tiềm ẩn bên trong mỗi bé.
Trẻ mầm non chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Chúng cần được đào tạo bài bản ngay từ khi bước vào độ tuổi đi học. Nhất là trong xã hội hiện đại như ngày nay, khi mà những vấn đề và thách thức mới đòi hỏi phải được giải quyết bằng những biện pháp mới, tư duy mới, sáng tạo mới. Chính vì vậy, chúng ta cần giúp trẻ đánh thức và khơi dậy sự sáng tạo nhằm hình thành kĩ năng tư duy mới cho thế hệ mai sau.
Tôn trọng sự khác biệt và trí tượng tượng phong phú của trẻ
Phương pháp STEAM cho phép trẻ được tự do lựa chọn đề tài và nội dung bài học phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân. Như vậy vừa tạo cho trẻ cảm giác được tôn trọng, vừa giúp trẻ có hứng thú hoạt động hơn. Mặt khác, những bài học thực hành trong lớp học STEAM sẽ cho trẻ cơ hội được vận dụng lý thuyết từ nhiều lĩnh vực khác nhau vào trong thực tế, từ đó phát huy trí tưởng tượng phong phú và rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề theo tư duy của trẻ.
Tính thực tiễn rất cao
Phương pháp STEAM không chỉ là những kiến thức hàn lâm mà nó gắn liền việc học tập của trẻ với đời sống thực tiễn. Thông qua các chủ đề, chủ điểm mà giáo viên giới thiệu, trẻ được rèn luyện và nâng cao các kĩ năng sống vốn có của mình, đồng thời tiếp nhận các kĩ năng mới một cách tự nhiên nhờ vào hoạt động trải nghiệm, chỉ không đơn thuần chỉ là qua lời nói, chẳng hạn như tham quan, tổ chức các hoạt động nghệ thuật,…
Phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm
Môi trường học tập của lớp học theo mô hình STEAM là một môi trường thoải mái và năng động dành cho trẻ. Dưới sự hướng dẫn và quan sát của giáo viên, trẻ tự tổ chức các hoạt động theo chủ đề, tự làm bài tập và thảo luận theo nhóm để tạo tính tự lập cũng như kĩ năng tương tác. Mọi thông tin hay vấn đề cần được trẻ tự xử lý, giải quyết đảm bảo an toàn. Những kĩ năng được hình thành thông qua phương pháp STEAM sẽ giúp trẻ ứng dụng vào đời sống mai sau, nhất là trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Như vậy, giáo dục theo mô hình STEAM sẽ tạo điều kiện cho các bé được trải nghiệm, khám phá, biết giải quyết vấn đề bằng những kĩ năng, kiến thức gần gũi với cuộc sống của mình. Mỗi dự án mà các bé được thực hành sẽ tạo ra một sản phẩm hữu dụng, giúp bé có thêm hứng khởi và niềm yêu thích các môn học, yêu thích việc nghiên cứu, tìm hiểu mọi vấn đề trong cuộc sống xung quanh.
Gợi ý cách giáo dục trẻ theo phương pháp STEAM
Con đường đến với STEAM vô cùng thú vị. Nó giúp trẻ được thỏa mãn niềm đam mê khám phá của mình thông qua những trải nghiệm tuyệt vời từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó nảy sinh tình yêu đối với khoa học, công nghệ và nghệ thuật.
Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp hiện đại này đối với trẻ, đặc biệt là trẻ mầm non thì đây thực sự không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Cha mẹ và giáo viên cần hiểu rõ về STEAM cũng như hiểu tâm sinh lý của trẻ, giúp trẻ có cách tiếp thu tốt nhất. Sau đây, KIDSPACE xin gợi ý một số cách giáo dục trẻ theo phương pháp STEAM hiện đại:
– Khi cho trẻ thực hiện một thí nghiệm khoa học, nhiệm vụ của bạn là đặt ra những câu hỏi mở để kích thích trẻ tự tìm ra câu trả lời, tự phát hiện ra những thay đổi, nhưng sự vật hiện tượng mà trẻ quan sát được từ thí nghiệm.
– Tránh giải thích các nguyên lý một cách dài dòng, phức tạp làm trẻ khó hiểu và khó ghi nhớ. Hãy tập trung vào giúp trẻ tìm ra mấu chốt của vấn đề và xử lý chúng.
– Đưa ra những câu hỏi dạng mở để giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng, khá năng phán đoán, suy luận. Đồng thời, các câu hỏi mở còn kích thích trẻ tự tìm tòi khám phá, qua đó huy động vốn hiểu biết và tích lũy kinh nghiệm cho các tình huống khác nhau trong thực tế.
– Giao nhiệm vụ cho trẻ và tạo nguồn cảm hứng để chúng tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn.
– Tạo ra môi trường học liệu phong phú để trẻ có cơ hội tiếp cận và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động STEAM.
– Sử dụng các sản phẩm tái chế như vỏ hộp, chai lọ, túi giấy, ống hút, dây buộc các loại,…hay các vật liệu từ tự nhiên. Mặc dù những học liệu này không tốn nhiều chi phí nhưng lại mang đến rất vô vàn những điều giá trị dành cho trẻ.
– Thường xuyên cho trẻ được tiếp xúc và cọ sát với thế giới bên ngoài. Như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy tự tin và mạnh dạn hơn, đồng thời giúp trẻ nâng cao vốn hiểu biết.
– Tạo cho trẻ kĩ năng tương tác thông qua việc giao lưu với bạn bè cùng trang lứa và nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội.
– Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi trước mọi sự vật, hiện tượng trong đời sống và kiên nhẫn với những câu hỏi đến cùng của trẻ. Việc những câu hỏi “Tại sao?”, Vì sao?” thường xuyên xuất hiện trong đầu trẻ là dấu hiệu đáng mừng cho mầm mống của một nhà khoa học vĩ đại trong tương lai.
[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc]