Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường mầm non theo hướng đạt chuẩn Quốc gia

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục quốc dân.
Trường mầm non đảm nhận chăm sóc giáo dục trẻ 3 – 72 tháng, làm cơ sở nền tảng cho quá trình phát triển của trẻ thơ hình thành cơ sở ban đầu nhân cách con người mới XHCN và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho trẻ vào Trường Tiểu học.
Nghị quyết TW II khoá VIII đã cụ thể hóa những mục tiêu chung đó là: nhanh chóng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 – 5 tuổi, trên cơ sở xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên có năng lực, có trình độ và tâm huyết với nghề. Một hệ thống trường lớp được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới của Giáo dục mầm non. Chất lượng chăm sóc Giáo dục trẻ mầm non phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị đảm bảo cho công tác chăm sóc Giáo dục trẻ (CSGD). Chúng ta khẳng định CSVC trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi là điều kiện cần thiết trong quá trình nâng cao chất lượng CSGD trẻ mầm non.

 

Theo Quyết định số 36//2008/QĐ – BGD& ĐT về Tiêu chuẩn Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia có 5 tiêu chuẩn, trong đó CSVC và trang thiết bị là một tiêu chuẩn để công nhận Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Không có điều kiện CSVC , trang thiết bị thì không thể nâng cao chất lượng CSGD trẻ. Xây dựng cơ sở vật chất Trường Mầm non chính là tạo ra một môi trường sư phạm có đầy đủ phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, sân chơi..v..v. Đó chính là tạo ra môi trường sư phạm có đủ diện tích cho trẻ hoạt động, có cảnh quan đẹp, hấp dẫn mang tính giáo dục cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Đồng thời mục tiêu nhà trường năm học 2008 – 2009 là đạt Trường chuẩn Quốc gia.

Kết quả hình ảnh cho trang thiết bị hiện đại cho mầm non và tiểu học
Một số biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1: Nghiên cứu các tài liệu về xây dựng CSVC và trang thiết bị ở bậc học mầm non.
Đây là giải pháp đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với người quản lý. Người quản lý phải nắm chắc được nội dung những yêu cầu cụ thể, các điều kiện về CSVC, trang thiết bị của Trường mầm non thì mới xây dựng đúng kế hoạch về CSVC, trang thiết bị và làm tốt các vấn đề khác.
Do đó tôi đã nghiên cứu Điều lệ Trường Mầm non các chương trình Giáo dục mầm non ( Chương trình đổi mới hình thức, Chương trình Giáo dục mầm non mới, Chương trình chỉnh lý nhà trẻ…) Tiêu chuẩn Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia theo QĐ 36/2008/QĐ – BGD&ĐT. Quyết định về danh mục thiết bị mầm non tối thiểu phục vụ chương trình thí điểm đổi mới.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch xây dựng CSVC và trang thiết bị phù hợp với thực tế của trường.
Đây là giải pháp đầu năm học đồng thời nó cũng xuyên suốt trong quá trình hoạt động, không chỉ một tháng, một năm mà sau 5 năm, mười năm và hướng cho cả tương lai của nhà trường. Là người Hiệu trưởng của một trường học phải có cái nhìn bao quát tổng thể và có tầm nhìn chiến lược.
Có kế hoạch xây dựng tổng thể CSVC, trang thiết bị:
+ Quy hoạch về diện tích đất đai, địa điểm xây dựng, thời gian hoàn thành việc xây dựng và mua sắm trang thiết bị.
+ Quy hoạch về tổng số các phòng: số phòng học, số phòng chức năng, công trình vệ sinh…phù hợp với số trẻ trong xã đến Trường mầm non theo Quy định Điều lệ Trường mầm non.
Ví dụ: Kế hoạch xây dựng trường chúng tôi thể hiện:

Việc xây dựng trường mới phải xây dựng hiện đại, đảm bảo tính sử dụng bền vững, lâu dài, tránh lạc hậu (các phòng học phải đảm bảo diện tích, cửa sổ vừa tầm với trẻ để có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động, nền nhà được lát gạch hoa. Khoảng cách tường từ mặt nền lên 1,2 mét được ốp gạch trắng thuận tiện cho trang trí các góc hoạt động của trẻ. Bên cạnh các phòng học phái có kho để đồ dùng của lớp. Có hệ thống điện đầy đủ và an toàn cho trẻ. Ngoài các phòng học đủ cho trẻ phải xây dựng các phòng chức năng.: Phòng Nghệ thuật, phòng máy, phòng y tế, phòng hành chính quản trị, bếp một chiều…. tất cả phải đủ diện tích ít nhất đạt mức tôí thiểu theo quy định của trường chuẩn Quốc gia).
Có kế hoạch quy hoạch sân trường: Sân tập thể dục, sân chơi an toàn giao thông, vườn cổ tích, hòn non bộ, khu vườn thiên nhiên của bé…Tất cả các vấn đề trên hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng và phải thực sự đảm bảo nguyên tắc sử dụng lâu dài, không lạc hậu. Kế hoạch này tuyệt đối không được mang tính chất tạm bợ mà phải có ý tưởng, có kế hoạch cho tương lai và nó phù hợp với đặc điểm Trường Mầm non vùng Nông thôn.
Như Bác Hồ đã nói: “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Vậy xuất phát từ đâu mà công việc càng khó và khó mấy mà có toàn thể nhân dân cùng lo lắng, cùng chung sức thì công việc cũng trôi cháy và hoàn thành? Đó chính là sự “Đồng tâm, đồng lòng” là sự tin tưởng vào chính quyền địa phương vào nhà trường. Đối với nhà trường muốn làm tốt công tác Xã hội hóa Giáo dục tham gia vào việc xây dựng CSVC. Nhà Trường đã quán triệt đội ngũ để có một nề nếp chất lượng CSGD trẻ, mọi người, mọi ngành thấy được sự cần thiết trong công tác đầu tư để xây dựng CSVC, trang thiết bị.
Nhà trường xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết với các tổ chức đoàn thể xã hội. Đặc biệt các đoàn thể trong xã: Mặt trận, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Cựu chiến binh, các Hợp tác xã, các nhà trường…Đây là lực lượng đông đảo, là sức mạnh tổng hợp cho nhà trường. Trường dựa vào các tổ chức xã hội để vận động tuyên truyền huy động mọi nguồn lực trong nhân dân cụ thể:
+) Đối với Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh là lực lượng hùng hậu trong tương lai của xã nhà. Đoàn thanh niên làm khu vườn Cổ tích tặng Nhà trường. Ngoài ra Đoàn bảo vệ an toàn CSVC cho trường và ủng hộ đồ dùng, đồ chơi cho các cháu trị giá 1.600.000đ.
+) Hội phụ nữ: Giúp nhà trường tạo vườn rau sạch cho trẻ ăn bán trú, động viên các bậc phụ huynh đóng góp tiền học phí, tiền ăn cho các cháu, cùng tham gia các hội thi như: “ Bé khỏe, bé ngoan” “ Bé yêu văn học”…
+) Đối với hội Cựu chiến binh: là tầng lớp cha ông đi trước tiếp tục dẫn dắc lớp trẻ. Hội Cựu chiến binh làm vườn thiên nhiên tặng cho các cháu .

Kết quả hình ảnh cho trang thiết bị hiện đại cho mầm non và tiểu học

+) Mặt trận Tổ quốc xã đứng ra vận động các cá nhân, đoàn thể ủng hộ cây cảnh trong trường.
+) Trạm y tế: Nhà trường gắn bó mật thiết với Trạm y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe, hằng năm trạm đều cung cấp thuốc men và đồ dung y tế cho trường. Tổ chức cho các cháu uống vắc xin và tiêm phòng đầy đủ.
+) Đối với trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông ( trên địa bàn xã): Các nhà trường là sợi dây liên kết thúc đấy hoạt động Giáo dục các bậc học. Trường phối kết hợp giao lưu, tham quan học tập và các trường làm đồ chơi tặng cho các cháu. Các Anh, Chị ở Trường THCS còn nhặt phế liệu đánh rửa sạch sẽ tặng cho các cô làm đồ chơi.
+) Các Hợp tác xã, doanh nghiệp ủng hộ nhà trường mua sắm đồ chơi, máy vi tính..
+) Các bậc phụ huynh tham gia về ngày công : nhận chăm sóc vườn rau ở các nhóm lớp, ủng hộ ghế đá, cây cảnh.

[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc]