Mở trường mầm non tư thục cần đáp ứng những thủ tục pháp lý nào, vốn đầu tư bỏ ra nhiều hay ít, kinh nghiệm quản lý và phát triển trường mầm non ra sao? Tất cả nội dung trên sẽ được hướng dẫn cụ thể trong bản kế hoạch dưới đây, giúp các bạn nắm được những kiến thức cần thiết trước khi bắt tay đầu tư vào lĩnh vực này.
Đầu tư vào lĩnh vực giáo dục mầm non có vẻ khả thi và phù hợp với xu hướng phát triển trong thời đại mới, khi mà các bậc phụ huynh đang không ngừng tìm kiếm cho con em của họ một môi trường vui chơi và học tập tốt nhất.
Đúng là như vậy, khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, cùng với những lo lắng trong cuộc sống gia đình và áp lực trong công việc, các bậc cha mẹ lôn muốn tìm kiếm một địa điểm lý tưởng để có thể gửi gắm con em mình, giúp họ giảm bớt gánh nặng và mệt mỏi, chuẩn bị cho con những kĩ năng sống cần thiết để sẵn sàng bước vào đời. Mặt khác, chăm sóc và giáo dục trẻ là một lĩnh vực mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nên giáo dục mầm non đang ngày càng trở nên ‘hot’ và giữ một vị trí quan trọng trong xã hội. Những nhà lãnh đạo trường mầm non tư thục hiện đang thu lợi nhuận khá lớn từ ngành nghề này.
Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng đó thì kinh doanh mầm non cũng tồn tại những mặt hạn chế nhất định như: áp lực nhiều, vốn đầu tư lớn (ít nhất từ 300 triệu), tỉ lệ thất bại cao trong công tác quản lý và phát triển. Ngoài ra còn nhiều thách thức cho các nhà lãnh đạo khi tham gia ngành trông giữ trẻ mầm non mà chúng tôi sẽ đề cập trong bản kế hoạch này.
Để kinh doanh tốt trường mầm non tư thục, bạn cần nắm được các khái niệm về trường mầm non, phân biệt nhóm trẻ, lớp mẫu giáo,…để biết được rằng mình sẽ phải làm gì, kinh doanh những dịch vụ nào, đăng kí thủ tục mở trường mầm non tư thục ra sao và thuộc đơn vị, cơ quan chức năng nào quản lý. Bạn có thể tham khảo trong thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Khách hàng mục tiêu của trường mầm non
Khách hàng mục tiêu mà trường mầm non hướng tới đó chính là các bậc phụ huynh và con cái của họ. Nhóm khách hàng bao gồm người sử dụng dịch vụ và người trả tiền cho dịch vụ của trường mầm non. Trong đó người sử dụng sản phẩm là những trẻ nhỏ có độ tuổi từ 18 tháng đến 5 tuổi.
Bạn cần quan tâm đến độ tuổi của trẻ. Nếu trẻ quá nhỏ thì công tác giảng dạy và chăm sóc sẽ vất vả hơn, cách tiếp thu và nhận thức của trẻ còn chưa hoàn thiện, ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng và dạy dỗ các học sinh khác.
2. Yếu tố cần thiết cho một trường mầm non tư thục
– Để kinh doanh mầm non hiệu quả, các chủ cơ sở mầm non cần tạo được sự khác biệt trong các loại hình dịch vụ của mình, chẳng hạn như áp dụng các phương pháp dạy học theo tư duy của người Nhật, kết hợp giảng dạy bằng ngôn ngữ nước ngoài,… Bên cạnh đó, bạn cần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị dạy học, chú trọng tính thẩm mỹ của không gian trường học bằng việc thiết kế nội thất bắt mắt, tiện nghi, thu hút sự chú ý của các bậc phụ huynh cũng như của các học viên nhí.
– Chọn địa điểm, mặt bằng xây dựng: Địa điểm tốt nhất cho kinh doanh dịch vụ mầm non đó chính là các trung tâm với nhiều hộ gia đình, an ninh trật tự được đảm bảo. Bạn cần lưu ý đến yếu tố cảnh vật xung quanh, không khí trong lành, sự an toàn cho trẻ nhỏ khi vui chơi và phải phù hợp với đặc thù nghề nghiệp.
3. Mở trường mầm non tư thục cần đầu tư vào những hạng mục nào?
– Mua sắm hoặc thuê các trang thiết bị, đồ chơi, vật dụng cần thiết: đối với các đồ dùng mà chỉ sử dụng trong khoảng thời gian ngắn thì nên thuê, còn đối với các đồ dùng cần thiết, không cần thay đổi nhiều thì nên đặt mua làm tài sản cố định. Số vốn đầu tư cho hạng mục này tùy theo từng điều kiện của các cơ sở mầm non tư thục nhưng nó dao động trong khoảng từ 30 – 40 triệu đồng.
– Thuê giáo viên: Bạn nên thuê từ 2-3 giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có bằng cấp, đạo đức nghề nghiệp và tính kỉ luật cao. Số tiền chi trả cho mỗi giáo viên khoảng từ 3-4 triệu đồng/tháng.
– Thuê nhân viên: Bạn có thể thuê từ 1-2 nhân viên nhà bếp để đảm nhiệm công việc nấu nướng, quét dọn phục vụ bữa ăn bán trú cho các bé. Lương chi trả cho họ khoảng từ 2-3 triệu đồng /tháng.
4. Một số vấn đề trong quản lý trường mầm non tư thục
– Giáo viên trường mầm non phải có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiều kinh nghiệm và năng khiếu trong việc trông giữ và chăm sóc trẻ. Có nhiều giáo viên mặc dù giỏi trên lý thuyết nhưng khi hoạt động thực tế lại không mấy khéo léo dẫn đến chất lượng giáo dục chưa thực sự tốt. Bên cạnh đó, giáo viên mầm non phải là những người có tình yêu thương trẻ nhỏ, nói không với bạo lực mầm non để góp phần tạo dựng niềm tin trong lòng các bậc cha mẹ.
– Giáo viên cần có đủ tài liệu, trang thiết bị để phục vụ cho quá trình dạy học
– Thường xuyên tập huấn, đào tạo các giáo viên mầm non để họ được trang bị kiến thức tốt nhất
– Theo dõi hoạt động giảng dạy của các giáo viên để tích lũy kinh nghiệm, phát hiện và bổ sung kịp thời những vấn đề còn thiếu sót để nâng cao hiệu quả kinh doanh trường mầm non.
– Cách Pr thương hiệu: Đặc thù của dịch vụ mầm non là kinh doanh theo địa điểm. Ở mỗi quận, huyện, thị xã,… lại có một số cơ sở mầm non công lập hoặc tư thục khác nhau. Chính vì thế, cách mà chúng ta quảng bá dịch vụ cũng sẽ thu hút được đối tượng khách hàng theo địa lý.
Bạn có thể sử dụng các dịch vụ Marketing và Pr để tăng uy tín cho cá nhân tại khu vực bằng các hệ thống website, mạng xã hội, hoặc hình thức truyền miệng, thông qua các mối quan hệ bạn bè, làng xóm, phố phường, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng,…Với các cách quảng bá này, yếu tố đầu vào sẽ không còn là lo lắng đối với bạn.
[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc]