Cách viết kế hoạch kinh doanh

Sau khi đã xác định được ý tưởng, mục tiêu, các bước thực hiện,… trong đầu, việc tiếp theo của bạn đơn giản chỉ là sắp xếp các thông tin đó và viết chúng ra giấy. Nhưng cách viết kế hoạch kinh doanh như thế nào? Đó là câu hỏi mà chúng ta sẽ trả lời trong bài viết này.

cách viết kế hoạch kinh doanh

Về cơ bản, một bản kế hoạch kinh doanh gồm những phần sau:

  1. Tuyên Bố Sứ Mệnh (Mission Statement)

Mission Statement là một bản mô tả ngắn gọn, súc tích, về mục tiêu và triết lí hoạt động của doanh nghiệp. Đây là phần để bạn khẳng định vị thế kinh của mình, những gì tạo nên sự khác biệt giữa công ty bạn với các đối thủ trong ngành, khiến bạn đặc biệt hơn họ.

  1. Bản Tóm Tắt (Executive Summary)

Executive Summary là phần đầu tiên một nhà đầu tư sẽ đọc để quyết định xem có nên tiếp tục đọc các phần tiếp theo hay sẽ vứt bản kế hoạch kinh doanh này vào sọt rác. Vì vậy, hãy dùng cách viết tóm tắt để trình bày thật ngắn gọn ý tưởng kinh doanh của bạn trong 1-2 trang giấy. Tập trung nhấn mạnh vào những điểm mạnh, đặc biệt của dự án, làm nổi bật lên lợi ích mà các nhà đầu tư sẽ nhận được nếu đầu tư vào dự án này. Hãy làm nó thật dễ hiểu, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

  1. Đặc Điểm của Sản Phẩm/ Dịch Vụ (Product or Service Offering)

Sản phẩm của bạn chính là kết tinh mọi ý tưởng của bạn. Miêu tả sản phẩm càng rõ ràng càng cho nhà đầu tư thấy bạn hiểu và nắm chắc được sản phẩm của mình. Cung cấp một cái nhìn vừa tổng quan, vừa chi tiết về sản phẩm sẽ là một cơ hội để bạn ghi điểm với nhà đầu tư. Đây cũng là lúc bạn nhìn nhận lại điểm mạnh yếu của sản phẩn và định giá sao cho hợp lí.

  1. Thị Trường Mục Tiêu (Target Market)

Có một sản phẩm tốt chưa đủ, bạn cần phải tìm nơi tiêu thụ sản phẩm đó. Cần xác định rõ thị trường mục tiêu của bạn, đối tượng khách hàng mà bạn nhắm tới. Bạn hãy tìm cách xác định càng chi tiết càng tốt, và hãy chứng minh đây là thị trường tiềm năng cho sản phẩm của bạn

  1. Kế Hoạch Tiếp Thị (Marketing plan)

Sau khi xác định thị trường mục tiêu, bạn cần trình bày cách bạn định tiếp cận nó. Phần này sẽ bao gồm các kế hoạch quảng cáo, tiếp thị nhằm quảng bá sản phẩm của bạn. Hãy xây dựng từng chiến lược phù hợp với từng giai đoạn phát triển của sản phẩm.

cách viết kế hoạch kinh doanh

  1. Phân Tích Ngành và Đối Thủ Cạnh Tranh (Industry and Competitive Analysis)

Một bản phân tích toàn diện về ngành mà bạn kinh doanh và đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cả bạn và nhà đầu tư có một cái nhìn thực tế về tiềm năng của dự án. Những thông tin về hình phát triển của ngành; ặc điểm, chiến lược của đối thủ; lợi thế và yếu điểm của bạn so với các đối thủ đó,… sẽ là nền tảng để bạn định hướng việc kinh doanh của mình trong tương lai.

  1. Báo Cáo Tài Chính (Financial Statements)

Báo cáo tài chính phải đầy đủ, chính xác và toàn diện. Từng con số trên bảng tính phải có cơ sở. Hãy đảm bảo sự thống nhất giữa các loại báo cáo tài chính: báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán,… Đừng quên trích lập dự phòng cho các tình huống phát sinh trong tương lai. Hãy sử dụng những dự báo thực tế, dựa trên cơ sở sự nghiên cứu toàn diện về ngành kết hợp với chiến lược cạnh tranh.  

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc dự thảo báo cáo tài chính trong giai đoạn đầu, đừng ngại thuê một chuyên gia có trình độ để làm công việc đó.

  1. Sơ Yếu Lý Lịch Của Nhân Sự Chủ Chốt (Resumes of Company Principals)

Trình độ và khả năng của người điều hành là yếu tố quan trọng đối với sự bền vững của một doanh nghiệp. Hãy trình bày lý lịch và trình độ học vấn của các nhân sự chủ chốt của công ty, những thành tựu và kĩ năng của họ và chứng minh tại sao đội ngữ này là tài sản đáng giá nhất của doanh nghiệp bạn.

  1. Đề Xuất (Your offering)

Trình bày rõ mức đầu tư bạn mong muốn nhận được và mục đích sử dụng nguồn vốn. Đây là phần bạn ghi điểm với các nhà đầu tư vì họ sẽ đánh giá cách mà bạn phân bổ nguồn vốn của họ có thu lợi nhuận cho họ hay không.

Một khi bạn đã vạch ra được tất cả những thông tin quan trọng này, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ trình bày bản kế hoạch kinh doanh một cách chuyên nghiệp. Hãy kiểm tra lại bản kế hoạch kinh doanh của bạn thật cẩn thận, từ nội dung, trình bày, cách viết,…

Tham khảo dịch vụ viết kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp tại đây.