Dạy kỹ năng giao tiếp hiệu quả cho trẻ mầm non

Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng cần được thực hành để thành công. Sách vở có thể dạy trẻ những điều hay, điều tốt đẹp nhưng không có thực tế, không có những tình huống ứng xử bất ngờ. Chính vì vậy, khi trẻ em chứng kiến người thân “nói không đi đôi với làm”, trẻ sẽ bắt chước điều đó. Bởi vậy, cha mẹ cần là tấm gương sáng để trẻ noi theo.
Để dạy trẻ kỹ năng ứng xử, kỹ năng giao tiếp tốt, các bậc phụ huynh có thể bắt đầu từ chính những sinh hoạt hằng ngày của gia đình. Trường mầm non Bình Tân gợi ý một số cách sau dây có thể sẽ giúp ích nhiều cho các bậc phụ huynh trong việc dạy dỗ trẻ.

Kết quả hình ảnh cho tre em
Khuyến khích các em bày tỏ quan điểm cá nhân
Khuyến khích trẻ em thể hiện quan điểm cá nhân riêng trong mọi chuyện bằng cách đưa ra ý kiến, thậm chí là tranh luận, bảo vệ và thuyết phục mọi người theo ý kiến cá nhân, nghĩa là dạy cho trẻ sự khác biệt giữa phát biểu thích hợp hay im lặng. Trong lúc trẻ đang nói, các bạn không nên đọc báo, xem truyền hình hay nói chuyện khác để các em biết rằng những gì mà các em đang nói quan trọng với bạn và cũng dạy cho trẻ hành vi lịch sự đối với người đối diện khi họ đang nói.

Không ngắt ngang lời người khác
Ở độ tuổi mới bắt đầu đến trường, tuy trẻ có thể hiểu ý nghĩa của hầu hết mọi chuyện nhưng việc biểu đạt suy nghĩ cá nhân đôi khi vẫn không linh hoạt, rõ ràng. Trong những trường hợp này, bạn nên dạy trẻ cần bình tĩnh, tự tin và từ từ biểu đạt điều mình muốn nói. Bạn cũng nên kiên nhẫn chờ đợi để trẻ có thể diễn đạt đủ ý và để các em biết rằng chúng có thể cố gắng để truyền đạt được ý của mình tới người nghe.

Đặt câu hỏi khi muốn
Những câu hỏi dạng “có hay không” sẽ khiến cuộc nói chuyện của bạn và con em mình nhanh chóng đi vào ngõ cụt. Chính vì vậy hãy gợi ý các em chia sẻ những cảm xúc của mình bằng cách thoải mái đưa ra câu hỏi mà chúng muốn. Bạn có thể trả lời hết hoặc không. Nhưng khi chưa có câu trả lời, bạn cần có lời hẹn để giải đáp thắc mắc. Đối thoại thẳng thắn, đặt câu hỏi qua lại giữa bạn và trẻ góp phần dạy các em khả năng phản xạ trước những tình huống bất ngờ.
Trường mầm non tốt sẽ chú trọng dạy các bé những thói quen này để các bé có thể dần dần hoàn thiện kỹ năng tự lý tình huống.

Kết quả hình ảnh cho tre em
Thói quen sống chậm
Có thể cha mẹ bận rộn ngoài xã hội nhưng khi về nhà, nhất là khi giao tiếp với trẻ nhỏ các bậc phụ huynh
cần tạo ra một thế giới chậm và đơn giản hơn. Thói quen của trẻ nhỏ sẽ hình thành từ chính những điều nhỏ nhặt mà bạn hướng tới. Bạn có thể mất nhiều thời gian để tạo cho con em một thói quen ngủ hay thói quen ăn,… nhưng chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy con em mình dần tốt hơn vì điều đó. Nếu cha mẹ cứ mải bận rộn, không trò chuyện cùng con cái thì trẻ dần sẽ ngại giao tiếp với cha mẹ và tự nhiên chúng cảm thấy việc tâm sự cùng cha mẹ trở nên khó khăn hơn.

Tôn trọng quyền riêng tư
Dù ở độ tuổi còn bé, chưa nhận thức được nhiều điều thì trẻ em cũng cần được tôn trọng quyền riêng tư. Bạn có thể sẵn sàng chia sẻ với trẻ mọi điều nhưng trẻ không hẳn các em muốn kể với bạn tất cả mọi thứ. Đó cũng là cách bạn dạy con em mình tôn trọng người khác – một kỹ năng giao tiếp cần thiết trên đường đời. Khi thấy trẻ có dấu hiệu bồn chồn, nhìn chằm chằm, mất tập trung và bướng bỉnh tức là trẻ không sẵn sàng chia sẻ hoặc thể hiện bản thân tại thời điểm đó. Bạn không nên quát mắng trẻ lúc đó, mà cần lựa chọn một thời điểm khác, khi mà các em đủ sẵn sàng chia sẻ cùng bạn để nói chuyện với con em mình.

Hình ảnh có liên quan
Hãy là một tấm gương tốt
Ngay từ nhỏ, trẻ em đã biết cách học giao tiếp bằng cách quan sát cách cha mẹ nói chuyện với. Bất kỳ cử chỉ, hành động, lời nói mà bạn sử dụng để kết nối với trẻ trong một cuộc trò chuyện như gật đầu, mỉm cười, lắng nghe,… giúp trẻ học cách nói chuyện và biết cách giao tiếp với người khác như thế nào. Ngoài ra, điều này còn giúp các em cảm thấy mình được tôn trọng và trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn.

Gia đình là tấm gương phản chiếu kỹ năng giao tiếp của trẻ nhỏ trước, trong và sau khi trưởng thành. Hãy nói “xin lỗi” và “cảm ơn” để dạy trẻ biết cách nói lời xin lỗi và cảm ơn. Hãy cư xử đúng mực với những người xung quanh để trẻ nhỏ biết cách cư xử đúng mực với mọi người. Ngoài ra, bạn cũng có thể dạy kỹ năng giao tiếp cho con em mình thông qua các trò chơi hoặc những buổi dã ngoại cùng gia đình… Tùy thuộc vào từng trường hợp hãy đưa ra những cách ứng xử hợp lý để dạy trẻ.

[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc]