Phát triển kỹ năng giao tiếp cho bé mầm non

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho bé mầm non, khả năng giao tiếp được hiểu như là kỹ năng truyền tải thông tin từ người này sang người khác với những công cụ để hỗ trợ đắc lực như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ dùng để viết, ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ. Đối với trẻ mầm non, giao tiếp không chỉ đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn để trẻ có được sự phát triển não bộ, tư duy.

1.Các giai đoạn trong sự phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ:

Giai đoạn đầu tiên: từ 3 – 4 tuổi, trẻ sẽ bắt chước những hành vi và giao tiếp của những người xung quanh. Chính vì vậy, giáo viên và cha mẹ hãy có những ứng xử tích cực để trẻ có thể học hỏi một cách hoàn hảo nhất.
Có 3 giai đoạn phát triển khả năng giao tiếp ở trẻ
Giai đoạn thứ 2: Từ 4 – 5 tuổi, trẻ đã có sự phát triển tư duy bằng cách thể hiện được những suy nghĩ, nguyện vọng của bản thân đối với người xung quanh. Hãy tạo điều kiện tối đa để trẻ được giao tiếp.
Giai đoạn thứ 3: Từ 5 – 6 tuổi, trẻ biết sử dụng những câu chữ phức tạp có nhiều ngôn từ và ghi nhớ những từ ngữ một cách rõ ràng hơn. Bạn nên uốn nắn cách sử dụng từ ngữ cho trẻ trong thời điểm này để trẻ có được khả năng giao tiếp tốt nhất.

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho bé mầm non

2.Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ bằng phương pháp nào?

Phát triển khả năng giao tiếp đối với trẻ mầm non:
Chương trình giáo dục mầm non có nhiệm vụ giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp của mình thông qua những trò chơi chung như đóng kịch. Qua đó, trẻ sẽ học cách đóng vai trò của mình trên sân khấu và sống như một người khác trong vở diễn của mình.
Các bậc phụ huynh nên cho con mình bằng cách cho trẻ đi chơi ngoài công viên, tạo điều kiện cho con mời bạn bè về nhà và cùng chơi với nhau. Đồng thời, cho con chơi những trời chơi phát triển tư duy và trí tuệ.

Cho trẻ tham gia những trò chơi để phát triển kỹ năng giao tiếp
Hỗ trợ cho trẻ có được những ứng xử thích hợp nhất:
Mỗi đứa trẻ sẽ có tính cách khác nhau, có những đứa hoạt bát linh động, nhưng cũng có trẻ trầm tính, ít nói. Các thầy cô và bậc phụ huynh cần phải hiểu rõ được tính cách của con em mình để cho bé chơi với những người bạn thích hợp.

Nếu có xảy ra va chạm giữa các bé, bạn cũng không nên vì thương con của mình mà hành xử thiếu khách quan, bao che cho con mình. Điều đó chỉ bảo vệ con mình một cách tạm thời nhưng sẽ khiến cho bé bị sai lệch trong phát triển nhân cách, luôn xem mình là đúng và không tôn trọng những người xung quanh.
Thực trạng giáo dục mầm non ở thời điểm hiện tại thường không chú trọng vào việc xây dựng giải pháp hỗ trợ giao tiếp cho trẻ mà chỉ thường chú trọng đến việc xây dựng cơ sở vật chất hơn.

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho bé mầm non

3.Những lưu ý trong việc xây dựng cách ứng xử cho trẻ mầm non:

– Cần nói chuyện với trẻ một cách thường xuyên trong quá trình dạy dỗ.
– Gọi tên trẻ thường xuyên, dạy trẻ cách xưng hô bằng tên với những người khác.
– Khuyến khích trẻ bắt chước phát âm và mở rộng vốn từ vựng.
– Làm mẫu cho trẻ và rèn luyện trẻ nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào tạm biệt,…
– Thường xuyên áp dụng những đồ dùng học tập và trò chơi để phát triển kỹ năng giao tiếp.

Hướng dẫn cho trẻ để trẻ phát triển kỹ năng tốt nhất
– Hướng dẫn cho trẻ biết hỏi và sử dụng câu hỏi một cách đúng đắn nhất.
– Cho trẻ chơi những trò chơi dân gian để gắn kết tình cảm giữa cô trò với nhau.
– Cùng trẻ xem tranh, đọc sách để trẻ học cách giao tiếp bằng những cử chỉ, ánh mắt.
– Áp dụng các chú rối để dạy trẻ cách giao tiếp.
– Cho trẻ giao tiếp với những người xung quanh để trẻ mạnh dạn hơn.
Trang bị cho trẻ kỹ năng giao tiếp là điều rất quan trọng mà những giáo viên mầm non nên ghi nhớ.

[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc]