Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với chương trình giáo dục mầm non. Trẻ được học kỹ năng sống sẽ dễ dàng làm chủ cuộc sống, có lối sống lành mạnh và phát triển toàn diện.

Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ có 4 vai trò như sau:
– Giúp trẻ thay đổi hành vi tích cực và hiệu quả: Việc trau dồi kỹ năng sống giúp con người thay đổi hành vi theo hướng tích cực và có hiệu quả hơn so với việc chỉ cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức văn hóa.
– Xây dựng các hành vi lành mạnh, tránh tệ nạn xã hội: Các hình thức như đóng kịch, thảo luận nhóm, thực hành giải quyết vấn đề, chơi trò chơi…có hiệu quả trong việc truyền đạt thông tin hơn là lý thuyết đơn thuần. Từ đó trẻ có thái độ kiên định trước những cám dỗ của xã hội.

Vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ nâng cao khả năng giải quyết vấn đề. Các kỹ năng được đào tạo và tiếp thu một cách tự nhiên nên có tính ứng dụng cao.
Giúp trẻ nhanh chóng thích ứng với môi trường xung quanh: Không có kỹ năng sống khiến việc hòa nhập với xung quanh khó khăn hơn. Cứ cho là trẻ thông minh, tài giỏi nhưng thiếu kỹ năng sống cũng gây không ít khó khăn trong việc thể hiện mình.

Kết quả hình ảnh cho Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Không nên quá nuông chiều trẻ

Trẻ em thường sống theo bản năng vì chúng chưa được dạy bảo về cách sống thế nào cho tốt, thế nào chưa tốt nên phụ huynh thường dễ dãi với trẻ khiến đứa trẻ lớn lên có tính cách ích kỷ, gia trưởng, hay đòi hỏi…
Không can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của con.
Bạn nên tạo cho trẻ những không gian riêng để trẻ thực hiện sở thích của mình, phát huy tính tự phục vụ và tự lập. Nếu bạn can thiệp quá nhiều thì trẻ sẽ có tâm lý ỷ lại, phụ thuộc và vẫn mãi là những đứa trẻ khi lớn lên.

Không nên kỷ luật quá hà khắc

Tuyệt đối không được sử dụng vũ lực dưới bất kỳ hoàn cảnh nào. Những đứa trẻ bị đánh đập thường có xu hướng thích gây gổ với những người khác. Trẻ có thể trở thành kẻ bắt nạt và sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề. Bạn cần kiềm chế, lắng nghe những điều con muốn và tìm cách giải quyết ổn thỏa.

Trẻ em cũng cần được tôn trọng

Bạn nên có thái độ lịch sự, tôn trọng và chú ý lắng nghe ý kiến của bé. Đây là nền tảng cho những mối quan hệ của trẻ với người khác sau này.

Kết quả hình ảnh cho Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Giáo dục trong hoạt động vui chơi

Ở tuổi mầm non, vui chơi giúp trẻ có nhiều hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ vận động và vận dụng nhiều kỹ năng khác nhau để giải quyết thử thách của trò chơi. Ví dụ chơi trò chơi gia đình, bé phải giả đóng vai các nhân vật, xây dựng mối quan hệ với các thành viên khác và giải quyết những vấn đề xảy ra trong một gia đình.

Giáo dục thông qua sinh hoạt hàng ngày

Những sinh hoạt của trẻ trong ngày phần lớn là những hoạt động lặp đi lặp lại nên trẻ học được và thực hiện các công việc đó một cách dễ dàng. Những kỹ năng mới có thể học được nếu trong sinh hoạt cũng gặp những vấn đề mới phát sinh.

Thông qua nghệ thuật

Các bộ phim, bài hát, bài thơ, truyện, tranh vẽ…sẽ là những gợi ý cho trẻ cư xử đúng mực, có cách giải quyết vấn đề hiệu quả.

Thông qua các hoạt động sáng tạo

Với trò chơi đóng vai, trẻ “nhập vai” và giải quyết tình huống giả định, giúp trẻ tập các kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng, thú vị. Ví dụ: đi siêu thị mà bị lạc thì trẻ làm gì?, làm hỏng đồ chơi của bạn trẻ sẽ làm thế nào?
Như vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Trẻ được giáo dục tốt sẽ có cơ hội phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, biết thích nghi với mọi hoàn cảnh sống và sớm tự lập.

[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc]