Trường mầm non với các quy tắc ‘vàng’ về an toàn thực phẩm

Vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở các trường mầm non hiện nay rất quan trọng, nhất là thời điểm năm học mới sắp bắt đầu, các bậc phụ huynh khi chọn trường cho con, thường rất chú ý đến chất lượng bữa ăn cũng như độ an toàn của thực phẩm.

Đối với ngành giáo dục nói chung, trong đó bậc học mầm non nói riêng đóng vai trò rất lớn đến việc tổ chức an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ học bán trú. Vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khỏe và vui chơi của trẻ… Đây cũng gần như là tiêu chí hàng đầu để phụ huynh xem xét, lựa chọn trường học cho con.

Bữa ăn của trẻ

Hiện nay, tất cả các trường mầm non đều có bếp ăn bán trú cho học sinh. Các trường đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chế độ ăn cho học sinh theo biểu đồ dinh dưỡng. Hằng ngày thực phẩm được các nhà trường lựa chọn từ những cơ sở có uy tín theo 10 nguyên tắc vàng và 5 chìa khóa vàng trong chọn, mua, chế biến, bảo quản thực phẩm… Như:

Chọn thực phẩm tươi an toàn. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.

Nấu chín kĩ trước khi ăn. Nấu chín kĩ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới 70oc.

Ăn ngay sau khi nấu. hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm.

Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60oc hoặc lạnh dưới 10oc. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

Nấu lại thức ăn thật kĩ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kĩ lại.

Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm nầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng dao, thớt để chế biến thực phẩm chín và sống).

Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiếm trùng bàn tay, hãy băng kĩ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.

Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Giữ thực phẩm trong hộp kín, chặn, tủ kính, lòng bàn. Đó là cách bảo vệ tốt nhất. khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước khi dùng lại lần nữa.

Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, không mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu ăn cho trẻ.

Bằng mô hình bếp ăn một chiều với 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm, nhiều nhà bếp của các trường được trang bị đầy đủ, hiện đại, đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn quy định. Nhà bếp được chia thành các khu riêng biệt như khu tiếp nhận thực phẩm tươi sống, khu sơ chế đầu vào và khu chế biến thức ăn.

Nguồn nước sử dụng để chế biến thức ăn cũng như dùng cho sinh hoạt của cô và cháu đều đảm bảo chất lượng sạch, đạt tiêu chuẩn y tế. Các dụng cụ chế biến thức ăn, đồ dùng đựng thức ăn đều được lau rửa sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, khô thoáng trên các kệ, tủ đựng thực phẩm, thức ăn; các cô nuôi gọn gàng, mặc đồng phục sạch sẽ, đeo găng tay khi chế biến, phân chia khẩu phần ăn…

Với tiêu chuẩn bình quân 35.000đồng/ngày/trẻ, nhà trường xây dựng thực đơn theo tuần, mùa khác nhau. Thực đơn mỗi bữa đều các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ…

Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở trường Mầm non còn đặt ra vấn đề, đó là các loại thực phẩm cung cấp cho các trường tuy được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhưng việc kiểm soát chất lượng thực phẩm hiện nay theo kiểu này tương đối khó khăn, thường chỉ trông chờ vào uy tín, đạo đức của người kinh doanh và cung cấp thực phẩm.

Để thực hiện tốt hơn công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học, các trường phải thực hiện đúng quy định về bếp ăn tập thể. Trách nhiệm quản lý không chỉ thuộc về cơ quan chức năng, nhà trường, mà của cả phụ huynh trong công tác giám sát nguồn thực phẩm đưa vào trường học hằng ngày.

[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc]